Danh sách các chuyên ngành công nghệ thông tin hiện nay

Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành học hot nhất hiện nay, mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng và thu nhập hấp dẫn. Trong bài viết này, Kiến Thức Vui sẽ cập nhật đến bạn danh sách các chuyên ngành công nghệ thông tin mới nhất, giúp bạn dễ dàng định hướng và lựa chọn lộ trình phù hợp.

Danh sách các chuyên ngành công nghệ thông tin hiện nay

1. Khoa học máy tính (Computer Science)

Khoa học máy tính (Computer Science)

Khoa học máy tính - Computer Science là một trong số những chuyên ngành thuộc Top đầu của Công Nghệ Thông Tin. Trong chuyên ngành này, củ nhân sẽ được đào tạo về toán học và ngôn ngữ máy tính. Chuyên ngành này có phần khó đối với những bạn trẻ không có đam mê, không chịu khó mày mò và tự học hỏi. Tuy nhiên, nếu như học được chuyên ngành Khoa học máy tính thì sẽ hứa hẹn một tương lai vô cùng rộng mở với rất nhiều nghề nghiệp khác nhau. Chuyên ngành Computer Science sẽ nghiên cứu sâu về công nghệ thông tin, tính năng tính toán của hệ thống máy tính.

Computer Science sẽ đào tạo cử nhân với đầy đủ các kiến thức từ ngôn ngữ lập trình, đại số tuyến tính, thiết kế và phát triển phần mềm. Với ngành học này, cử nhân có thể chọn các công việc sau khi tốt nghiệp:

  • Lập trình viên thực hiện trên Website/ App.
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế sản phẩm thuộc công nghệ thông tin.
  • Xây dựng, phát triển các phần mềm sử dụng trong tin học.
  • Mạng máy tính, cơ sở truyền thông dữ liệu.

2. Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)

Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)

Kỹ thuật máy tính nhanh chóng trở thành chuyên ngành “hot” trong năm nay khi truyền thông liên tục công bố rằng Việt Nam đang thiếu nhân lực trong các công việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển các linh kiện máy tính, mạch điện tử, chip…. Nhìn chung, đây là một chuyên ngành học chuyên sâu về thiết kế và vận hành phần cứng trên máy tính. Chuyên ngành này không chỉ đòi hỏi các kiến thức lý thuyết mà còn đòi hỏi khả năng ứng dụng thực tế, tư duy logics, sáng tạo đến từ những người cử nhân. Với chuyên ngành này, bạn sẽ có cơ hội được làm việc với những công việc như sau:

  • Kỹ sư điện tử, mạch điện.
  • Nhân viên công nghệ thông tin chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức các phần mềm.
  • Lập trình các con chip điện tử cho đồ dùng gia dụng, thiết bị điện tử, di động,…

3. Kỹ thuật mạng (Network Technology)

Kỹ thuật mạng (Network Technology)

Kỹ thuật mạng - Network Technology là chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về quản trị mạng, an ninh mạng, thiết kế mạng phù hợp với từng nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau. Kỹ thuật mạng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề trong hệ thống mạng, xử lý các vấn đề thuộc về quản trị mạng. Hiện nay, thời đại công nghệ 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, mọi thứ đều đang dần được chuyển đổi số và ngành kỹ thuật mạng được xem là một trong số những nhóm ngành tiềm năng phục vụ cho công cuộc phát triển và xây dựng đất nước thời kỳ 4.0

4. Big Data & Machine Learning

Big Data & Machine Learning

Big Data & Machine Learning – Hiểu một cách đơn giản là chuyên ngành nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo AI. Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo AI như một làn sóng mới trong ngành công nghệ. Các trường đào tạo, giảng dạy tại Việt Nam hiện nay cũng đã hòa nhịp cùng với thế giới, cũng đã có những giáo trình nghiên cứu chuyên sâu về Big Data & Machine Learning. Trong tương lai, Big Data & Machine Learning được xem như chuyên ngành quan trọng và thống trị thế giới nhờ khả năng vận hành mạnh mẽ của các trí tuệ nhân tạo thông minh. Tại Việt Nam, tập đoàn Vin Group cũng là một trong số những doanh nghiệp đề cao Big Data & Machine Learning, họ liên tục khuyến khích và tìm kiếm nhân tài để phục vụ cho mảng trí tuệ nhân tạo AI. Trí tuệ nhân tạo AI hiện đang được ứng dụng rộng rãi từ trên điện thoại, máy tính, hệ thống quản lý, Chat-bot, Ô tô….

5. Công nghệ phần mềm (Software Engineering)

Công nghệ phần mềm (Software Engineering)

Công nghệ phần mềm là một chuyên ngành đào tạo được rất nhiều thầy cô tư vấn khi nộp hồ sơ đến các trường đại học. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, hầu hết các lĩnh vực đều được công nghệ hóa, tin học hóa, máy tính hóa. Vì thế, ngành công nghệ thông tin là một ngành thiết yếu hơn bao giờ hết.

Trong công cuộc cách mạng công nghệ 4.0, việc xây dựng và phát triển được các hệ thống phần mềm không thể thiếu đi sự góp mặt của các cử nhân chuyên ngành công nghệ phần mềm. Khi học chuyên ngành này, các bạn trẻ sẽ được đào tạo về khả năng xây dựng, phát triển, vận hành phần mềm dựa theo các công cụ lập trình, ngôn ngữ lập trình, đánh giá yêu cầu của dự án và đưa ra các phương án giải quyết phù hợp.

6. Robot và trí tuệ nhân tạo

Robot và trí tuệ nhân tạo

Robot và trí tuệ nhân tạo là một chuyên ngành còn tương đối mới nhưng lại vô cùng hứa hẹn trong tương lai. Nếu như bạn để ý những biến động trong đời sống hiện nay, bạn sẽ thấy rằng Robot đang dần thay thế cho con người và rất nhiều người đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Để tránh bị thất nghiệp, chúng ta cần phải làm chủ được Robot, vận hành và điều khiển Robot để thay con người làm những công việc có tính chu kỳ. Robot – Trí tuệ nhân tạo mang đến hàng loạt các hứa hẹn nghề nghiệp trong tương lai… Nếu như bạn muốn tìm một chuyên ngành dẫn đầu xu hướng, có tương lai rộng mở và có cơ hội làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài thì Robot và trí tuệ nhân tạo chính là sự lựa chọn hàng đầu.

7. Thiết kế lĩnh vực Multimedia/Đồ họa/Game

Thiết kế lĩnh vực MultimediaĐồ họaGame

Thiết kế lĩnh vực Multimedia/Đồ họa/Game được xem là cốt lõi của công nghệ thông tin khi chúng có liên quan mật thiết đến nghệ thuật ứng dụng. Có thể nói rằng, Thiết kế lĩnh vực Multimedia/Đồ họa/Game chính là khâu cuối cùng của “Công nghệ thông tin”. Nếu như các chuyên ngành khác đưa ra lý thuyết thì đến với ngành này bạn sẽ được thực hành, đưa những kiến thức đã học đó vào trong cuộc sống và góp phần thay đổi xã hội. Ngành thiết kế thuộc lĩnh vực Multimedia/Đồ họa/Game hiện đang được rất nhiều công ty tìm kiếm nhân tài, nếu như bạn học tốt thì hoàn toàn có thể tìm được những công việc freelancer trong quá trình học tập.

8. Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems)

Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems)

Hệ thống thông tin quản lý có tên gọi khác là MIS – một chuyên ngành học về nghiên cứu, tổng hợp dữ liệu dựa theo nhu cầu của con người, tổ chức, doanh nghiệp nhằm phục vụ cho mục đích vận hành, sản xuất và kinh doanh. Đây là một ngành học đa dạng khi kết hợp song song giữa phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông thu thập và nhiều công cụ vận hành khác nhau. Ngành MIS được xem là một trong số những ngành khó nhất của công nghệ thông tin và được đánh giá là một trong số những ngành tiềm năng có tương lai phát triển rộng mở.

9. An toàn thông tin

An toàn thông tin

An toàn thông tin – Chuyên ngành nghiên cứu và học tập về các phương thức bảo mật an toàn, nâng cao bảo mật, an ninh cho thông tin, dữ liệu từ cấp độ cá nhân cho đến cấp độ chính phủ. Hiện nay, xã hội đang phải đối mặt với nhiều kẻ gian trên mạng Internet, việc có được những nhân tài trong ngành an toàn thông tin là phương thức nâng cao bảo mật hiệu quả của các doanh nghiệp, công ty hay tổ chức chính phủ.

10. Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Hiện nay, mạng máy tính – truyền thông dữ liệu được xem là cốt lõi trong cuộc sống. Nhu cầu sử dụng mạng Internet của con người ngày càng tăng cao và đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Đây là một chuyên ngành tập trung sâu vào nghiên cứu nguyên lý cơ bản của mạng, thiết kế và xây dựng các hệ thống mạng chuyên nghiệp theo các nhu cầu riêng. Các doanh nghiệp lớn luôn “khát” nhân tài trong ngành mạng máy tính vì việc có được cốt lõi mạng ổn định chính là xương sống của cả một doanh nghiệp.

Trên bài viết này, Kiến Thức Vui đã chia sẻ với bạn danh sách các chuyên ngành công nghệ thông tin mới nhất hiện nay. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Viết bình luận