Bối cảnh là gì?

Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, nó không chỉ là chữ thuần việt mà nó còn được vay mượn bởi tiếng Hán. Một trong những từ Hán Việt được sử dụng rất nhiều nhưng không phải ai cũng nắm được nghĩa của nó phải nhắc đến cụm từ "Bối cảnh". Vậy bối cảnh là gì? Cùng KienThucVui tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bối cảnh là gì

1. Bối cảnh là gì?

Bối cảnh hay còn gọi là hoàn cảnh, là một từ Hán Việt trong đó "Bối" nghĩa là lưng, sau còn "Cảnh" là quang cảnh, cảnh vật.

+ Nghĩa đen chính là quang cảnh, cảnh vật sau lưng.

+ Nghĩa mở rộng là hoàn cảnh, là tình hình thực tế hoặc tình huống lịch có tác động đối với một con người hoặc một sự kiện. Ngoài ra nó còn là nguyên nhân để xảy ra hoàn cảnh cụ thể nào đó.

Hiểu một cách nôm na, bối cảnh chính là những hình ảnh phụ xung quanh đối tượng chính trong bức ảnh, nhằm nổi bật chủ đề, tăng thêm nội dung của bức ảnh.  

Cảnh trí bày trên sân khấu hoặc trong điện ảnh, làm khung nền cho các diễn viên – Chỉ trường hợp, hoàn cảnh khi sự việc xảy ra.

Ví dụ:

+ Bối cảnh hội nhập quốc tế.

+ Việt Nam trong bối cảnh dịch covid-19

2. Phân loại bối cảnh

Phân loại bối cảnh

Bối cảnh được chia thành hai loại chính:

+ Bối cảnh văn hóa (bối cảnh giao tiếp rộng) gồm bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, địa lí, phong tục, thể chế chính trị.

+ Bối cảnh tình huống (bối cảnh giao tiếp hẹp) gồm thời gian, địa điểm, tình huống giao tiếp cụ thể.

Hiện thực mà bối cảnh nói tới gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động… diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.

3. Tác dụng của bối cảnh

Bối cảnh giúp làm rõ vị trí địa điểm, không gian, thời gian chụp đối tượng chính (đối tượng chính có thể là con người, vật thể, sự kiện, …)

Thể hiện mối quan hệ giữa đối tượng chính với hoàn cảnh cụ thể quanh nó.

Trên đây là những kiến thức bổ ích giúp bạn giải đáp thắc mắc Bối cảnh là gì? Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ để nhiều người cùng biết đến. Chúc các bạn có một ngày học tập và nghiên cứu hiệu quả.

Viết bình luận