Từ láy là gì? Các loại từ láy
Từ láy là một dạng của từ phức, tuy nhiên chúng rất dễ bị nhầm lẫn thành từ ghép. Do đó, để có thể sử dụng từ láy cách chính xác, cần phải nắm rõ về loại từ này. Vậy từ láy là gì? Có mấy loại từ láy? Tác dụng của từ láy như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
I. Từ láy là gì?
Từ láy là một từ được tạo thành bởi hai tiếng. Các tiếng tạo nên từ láy có cấu tạo giống nhau về nguyên âm hoặc phụ âm hay có thể giống nhau cả nguyên âm và phụ âm. Trong các tiếng đó có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại thành một từ có nghĩa.
Ví dụ: lung linh, tròn trịa, long lanh, lấp lánh, hun hút, …
II. Tác dụng của từ láy
Từ láy được sử dụng trong cả văn nói và văn viết để miêu tả nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, trình trạng, âm thanh … của con người, của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống.
III. Phân loại từ láy
Dựa vào cấu trúc, người ta chia từ láy thành 2 loại là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
1. Từ láy toàn bộ
- Là những từ láy mà các tiếng lặp lại cả âm và vần.
Ví dụ: Xanh xanh, xa xa, ào ào, luôn luôn, …
=> Láy toàn bộ tạo cảm giác mạnh hơn.
- Một số từ láy có sự thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự tinh tế, hài hòa về âm thanh.
Ví dụ: Trăng trắng, mơn mởn, thoang thoảng, thăm thẳm …
2. Từ láy bộ phận
- Láy âm là những từ có tiếng lặp lại về phần âm (nguyên âm)
Ví dụ: lấp lánh, lung linh, hun hút, mênh mông, long lanh …
- Láy vần là những từ có tiếng lặp lại về phần vần (phụ âm).
Ví dụ: Chênh vênh, lao xao, liêu xiêu, bồi hồi, bứt rứt, …
=> Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và phối âm.
IV. Cách phân biệt từ láy và từ ghép
Từ ghép là từ được tạo bởi hai tiếng trở nên có cũng quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, từ láy bị chuyển hóa thành láy âm, gây nhầm lẫn trong quá trình xác định từ loại. Vậy làm cách nào để phân biệt từ láy và từ ghép?
Cách 1: Từ ghép có chứa từ Hán Việt thì không phải là từ láy.
Ví dụ: "Tử tế", cùng láy nguyên âm "T" nhưng không phải là từ láy, do "tử" là một từ Hán Việt.
Cách 2: Từ ghép Thuần Việt được tạo bởi 2 từ đều có nghĩa không được coi là từ láy.
Tách riêng biệt từng từ ra ta được những từ có ý nghĩa thì đó là từ ghép, còn 1 hoặc 2 từ tách ra không có nghĩa sẽ là từ láy.
Ví dụ: Che chở, máu mủ, … khi tách ra vẫn có nghĩa => Là từ ghép.
Ví dụ: lạnh lùng, lảm nhảm… khi đứng một mình, 1 trong 2 từ tách ra không có nghĩa. => Từ láy
Cách 3: Đảo trật tự các tiếng trong từ, được từ mới có nghĩa thì đó được coi là từ ghép.
Ví dụ: thẫn thờ - thờ thẫn, mờ mịt – mịt mờ, mệt mỏi – mỏi mệt, …
Trên đây là những kiến thức trả lời cho câu hỏ Từ láy là gì? Có mấy loại từ láy? Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập.
Viết bình luận