Biên chế là gì? Sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng

Các bạn nghe nói nhiều đến biên chế, thi công chức để được vào biên chế,… nhưng các bạn chưa hiểu rõ biên chế là gì? Sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng là gì? Vậy mời các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về biên chế và hợp đồng nhé.

Biên chế là gì Sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng

Dưới đây KienThucVui.vn chia sẻ đến các bạn khái niệm biên chế, và so sánh sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng, mời các bạn cùng theo dõi.

Biên chế là gì?

Biên chế là thuật ngữ được dùng trong các cơ quan nhà nước, chỉ số người làm việc trong cơ quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trong các cơ quan nhà nước. Biên chế được hưởng lương từ nguồn ngân sách của nhà nước và do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước như Bộ nội vụ, các bộ, cơ quan ngang bộ, thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương…

Biên chế là gì

Có thể hiểu biên chế là một dạng hợp đồng lao động không có thời hạn dành cho người lao động khi làm việc ở các công ty, các đơn vị quốc doanh.

Sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng

Sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng

 

Biên chế

Hợp đồng

Khác nhau về khái niệm

Biên chế chỉ việc làm lâu dài ở trong các cơ quan Nhà nước được Quốc hội và Chính phủ hoặc được các hội đồng Nhân dân các cấp quyết định, phê duyệt trong nhiều nghị quyết, được quy hoạch trong bộ máy công chức, viên chức và hưởng lương từ nguồn ngân sách của nhà nước.

Nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được quản lý bởi một người chủ sở hữu, là người đại diện cho pháp luật hoặc quản lý trong doanh nghiệp. Các điều luật trong hợp đồng có thể được điều chỉnh theo Bộ luật lao động.
Hợp đồng lao động sẽ bao gồm hai dạng: hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn. Trong đó, hợp đồng ngắn hạn điển hình như hợp đồng thời vụ, hợp đồng xác định thời hạn từ 3 cho đến 36 tháng,  hợp đồng khoán việc. Còn hợp đồng dài hạn là loại hợp đồng không xác định cụ thể thời hạn.

Nơi làm việc

Nơi làm việc của biên chế thuộc cơ quan nhà nước bao gồm: Cơ quan hành chính nhà nước - Ủy ban Nhân dân huyện, Cơ quan Đảng – Tỉnh ủy, đơn vị sự nghiệp – Trung tâm chính trị,...

Nơi làm việc của nhân viên hợp đồng thường là ở các doanh nghiệp tư nhân.
Ở trong cơ quan Nhà nước cũng áp dụng hình thức làm việc theo hợp đồng, tuy nhiên đó thường là hợp đồng ngắn hạn làm tạm thời.

Phân biệt về chế độ đãi ngộ

Nhân viên biên chế NVBC là người đã thi công chức (viên chức) vào 1 cơ quan ( thời gian thử thách sau khi thi đỗ thường là 1 năm) và trở thành CBCNV thuộc BC của cơ quan đó, họ được hưởng đầy đủ các quyền lợi và cả các chế độ đãi ngộ mà NVHĐ có thể không được hưởng. VD:
+ Được tăng lương theo thâm niên công tác tùy theo bằng cấp và trình độ ( trình độ ĐH 3 năm tăng 1 bậc lương)
+ Được thi chuyển ngạch bậc lương
+ Hưởng đầy đủ thu nhập tăng thêm (ABC) (HĐ có thể chỉ được 50%)
+ Được cử đi học, đi đào tạo bằng các nguồn kinh phí của…

Nhân viên hợp đồng NVHĐ được ký hợp đồng LĐ và chỉ hưởng hoàn toàn chế độ đãi ngộ theo hợp đồng đó, các chế độ đãi ngộ khác cơ quan có thể dành cho bạn nhưng không thuộc dạng bắt buộc

Trên đây KienThucVui.vn đã chia sẻ đến các bạn biên chế là gì? Sự khác nhau giữa biên chế và hợp đồng là gì? Hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhân viên biên chế và nhân viên hợp đồng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.

Viết bình luận