Nguyên quán và Quê quán là gì Khác nhau thế nào

Trong hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân của chúng ta thường có mục Quê quán hoặc Nguyên quán. Bạn băn khoăn không biết Nguyên quán và Quê quán khác nhau như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Quê quán nguyên quán là gì

1. Theo giải thích trên từ điển tiếng Việt thì:

- Nguyên quán: quê gốc. phân biệt với trú quán.

- Quê quán: là quê, nơi sinh trưởng, nơi anh em, họ hàng sinh sống lâu đời.

2. Theo luật pháp quy định giải thích "Quê quán" tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ Tịch 2014, giải thích "Nguyên quán" tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA như sau:


Quê quán

Nguyên quán

Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Nguyên quán được ghi theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.

Theo quy định của pháp luật thì "quê quán" được hiểu nôm na là nơi sinh ra của cha hoặc mẹ. Với "nguyên quán" thì chúng ta xét tới nơi sinh của ông/ bà (nội hoặc ngoại) và xác định "nguyên quán" sẽ phải tìm hiểu nguồn gốc họ hàng xa hơn và có thể xét trên gia phả của người đó.

"Quê quán" và "nguyên quán" tưởng chừng như là một nhưng chúng lại mang ý nghĩa riêng. Hi vọng qua bài viết này các bạn được biết thêm kiến thức mới và các hiểu, sử dụng từ "quê quán" và "nguyên quán". Chúc các bạn một ngày mới học tập và làm việc hiệu quả!

Viết bình luận