Máy lạnh mở 24/24 hết bao nhiêu tiền điện cho 1 ngày, 1 tháng
Mục lục nội dung
Máy lạnh mở 24/24 hết bao nhiêu tiền điện 1 tháng là câu hỏi chung của rất nhiều người mỗi khi mùa nắng nóng kéo dài. Trong bài viết này, Kiến Thức Vui chia sẻ với bạn cách tính tiền điện khi mở máy lạnh 24/24 trong 1 ngày, 1 tháng để bạn có thể tự tính toán dự trù tiền điện của gia đình.
I. Máy lạnh mở 24/24 có tốn điện không?
Là một đất nước có vị trí gần với đường xích đạo, Việt Nam không thể tránh khỏi sự nắng nóng của mặt trời. Đối với người Việt Nam, máy lạnh – điều hòa chính là giải pháp làm mát tốt nhất thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, máy lạnh sử dụng điện làm mát và thường thì máy lạnh sẽ tiêu tốn rất nhiều điện để làm mát cho phòng. Mặc dù có công suất tiêu thụ trên tem sản phẩm rất lớn, thế nhưng không phải lúc nào điều hòa cũng tốn điện như mọi người nghĩ.
Tại Việt Nam, chúng ta phổ biến 02 dòng điều hòa chính, bao gồm: Điều hòa cơ và Điều hòa Inverter (sử dụng biến tần). Trong đó, dòng máy lạnh Inverter là dòng máy lạnh được nhiều khách hàng lựa chọn vì có khả năng tiết kiệm năng lượng vượt trội hơn so với điều hòa thông thường. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu của máy lạnh Inverter cũng cao hơn so với máy lạnh cơ truyền thống.
- Máy lạnh Inverter: Là dòng điều hòa sử dụng máy nén biến tần, có nghĩa là khi phòng đạt đến nhiệt độ đã cài đặt thì máy nén sẽ giảm hoạt động lại để duy trì nhiệt độ lạnh. Khi giảm hoạt động, máy nén sẽ tiêu thụ năng lượng ít hơn và đây cũng chính là cách lý giải cho câu nói “Máy lạnh Inverter tiết kiệm điện hơn so với máy lạnh bình thường”.
- Máy lạnh truyền thống (máy lạnh cơ): Máy lạnh truyền thống sử dụng nguyên lý tắt/ mở. Khi máy lạnh làm mát đến nhiệt độ cài đặt, máy nén sẽ tắt hoàn toàn thay vì duy trì giảm hoạt động như máy Inverter. Đến khi phòng không đủ nhiệt độ cài đặt, máy nén sẽ tiến hành hoạt động trở lại. Việc máy nén liên tục tắt/ mở chính là nguyên nhân khiến cho điều hòa truyền thống tốn điện.
Những người dùng máy lạnh, nghiên cứu về điện năng tiêu thụ cho rằng “Việc bật điều hòa liên tục sẽ giúp tiết kiệm điện hơn so với việc liên tục bật/ tắt điều hòa”. Đây cũng chính là vấn đề bị nhiều người hiểu lầm nhất hiện nay. Một số người dùng máy máy lạnh có thói quen khi phòng đủ mát thì tắt đi, khi nóng thì bật lại nhưng đây mới chính là cách khiến cho tiền điện trong gia đình tăng vọt nhanh chóng.
Trong trường hợp mở máy lạnh 24/24 cũng tương tự như vậy. Nếu như bạn bật máy lạnh cả ngày thì sẽ tiết kiệm điện hơn so với việc bạn cứ liên tục tắt đi, bật lại. Bên cạnh đó, việc mở máy lạnh 24/24 cũng giúp phòng duy trì được nhiệt độ ổn định, máy nén không phải làm việc quá nhiều và giúp tiết kiệm năng lượng.
II. Mở máy lạnh 24/24 hết bao nhiêu tiền điện cho 1 ngày, 1 tháng?
Để tính được tiền điện khi mở máy lạnh 24/24 thì chúng ta sẽ sử dụng công thức tính lượng điện tiêu thụ của máy lạnh: A = P x T
Trong đó:
- A: Năng lượng điện tiêu thụ trong thời gian t (đơn vị kWh)
- P: Công suất tiêu thụ của máy lạnh (đơn vị kW)
- T: Thời gian sử dụng (đơn vị giờ)
1. Máy lạnh 9000 BTU mở 24/24 hết bao nhiêu tiền điện
Máy lạnh 9000 BTU là dòng máy lạnh phổ thông được lắp đặt trong các không gian nhỏ như: Phòng ngủ, phòng thờ, phòng họp với diện tích dao động từ 20m vuông trở xuống. Dòng máy lạnh nhỏ 9000 BTU vô cùng tiết kiệm điện nên luôn là sự ưu tiên hàng đầu của mọi gia đình.
Trên thị trường hiện nay, các dòng máy lạnh 9000 BTU có mức tiêu thụ năng lượng trung bình khoảng 800W (0.8kW). Áp dụng công thức tính chúng ta có:
Điện năng tiêu thụ 24h (1 ngày) |
0.8kW x 24 giờ = 19.2 kWh |
Tiền điện 1 ngày (đơn giá 3000đ/ 1 số điện) |
57.600 vnđ |
Điện năng tiêu thụ 1 tháng |
19.2 kWh x 30 ngày = 576 kWh |
Tiền điện 1 tháng (đơn giá 3000đ/ 1 số điện) |
1.728.000 vnđ |
2. Máy lạnh 12000 BTU mở 24/24 hết bao nhiêu tiền điện
Dòng máy lạnh công suất 12000 BTU cũng được nhiều gia đình lựa chọn để lắp cho các phòng có kích thước từ 25m vuông trở lại. Dòng điều hòa công suất tầm trung này đáp ứng được tốc độ làm mát nhanh, tiết kiệm điện và hiệu quả làm việc cao.
Trên thị trường hiện nay, các dòng máy lạnh 12000 BTU có mức tiêu thụ năng lượng trung bình khoảng 1100W (1.1kW). Áp dụng công thức tính chúng ta có:
Điện năng tiêu thụ 24h (1 ngày) |
1.1kW x 24 giờ = 26.4 kWh |
Tiền điện 1 ngày (đơn giá 3000đ/ 1 số điện) |
79.200 vnđ |
Điện năng tiêu thụ 1 tháng |
26.4 kWh x 30 ngày = 792 kWh |
Tiền điện 1 tháng (đơn giá 3000đ/ 1 số điện) |
2.376.000 vnđ |
3. Máy lạnh 18000 BTU mở 24/24 hết bao nhiêu tiền điện
Máy lạnh công suất 18000 BTU thuộc nhóm máy lạnh công suất lớn và được sử dụng trong phòng khách, sảnh chính, phòng có diện tích lớn từ 35m vuông trở xuống. Dòng điều hòa 18000 BTU có dàn nóng và dàn lạnh tương đối lớn và nặng.
Trên thị trường hiện nay, các dòng máy lạnh 18000 BTU có mức tiêu thụ năng lượng trung bình khoảng 1700W (1.7kW). Áp dụng công thức tính chúng ta có:
Điện năng tiêu thụ 24h (1 ngày) |
1.7kW x 24 giờ = 45.9 kWh |
Tiền điện 1 ngày (đơn giá 3000đ/ 1 số điện) |
137.700 vnđ |
Điện năng tiêu thụ 1 tháng |
45.9 kWh x 30 ngày = 1377 kWh |
Tiền điện 1 tháng (đơn giá 3000đ/ 1 số điện) |
4.131.000 vnđ |
4. Máy lạnh 24000 BTU mở 24/24 hết bao nhiêu tiền điện
Máy lạnh 24000 BTU thuộc dòng máy lạnh cỡ lớn và được sử dụng trong những không gian rộng như: Phòng khách, phòng họp, hội trường, nhà hát…. Dòng máy lạnh này thường không xuất hiện nhiều tại nhà dân, thường thấy tại các công trình công cộng, tiện ích, dịch vụ…
Trên thị trường hiện nay, các dòng máy lạnh 24000 BTU có mức tiêu thụ năng lượng trung bình khoảng 2200W (2.2kW). Áp dụng công thức tính chúng ta có:
Điện năng tiêu thụ 24h (1 ngày) |
2.2kW x 24 giờ = 52.8 kWh |
Tiền điện 1 ngày (đơn giá 3000đ/ 1 số điện) |
158.400 vnđ |
Điện năng tiêu thụ 1 tháng |
52.8 kWh x 30 ngày = 1584 kWh |
Tiền điện 1 tháng (đơn giá 3000đ/ 1 số điện) |
4.752.000 vnđ |
Lưu ý:
- Số điện được tính toán trong bài viết chỉ mang yếu tố tham khảo, vì máy lạnh là một thiết bị điện phức tạp. Không phải lúc nào máy lạnh cũng hoạt động tại một mức công suất nhất định, ví dụ: Khi bạn cài đặt nhiệt độ càng thấp thì máy lạnh sẽ càng tiêu thụ nhiều năng lượng và ngược lại. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động thì máy lạnh còn có các khoảng thời gian nghỉ, giảm hiệu suất khi đã đạt đến nhiệt độ cài đặt từ trước. Chúng ta không thể biết rõ được khi nào máy lạnh sẽ nghỉ, giảm hoạt động, nghỉ trong bao lâu, nghỉ bao nhiêu lần….
- Số liệu tính toán trong bài viết là số liệu tính toán trong trường hợp điều hòa hoạt động hết công suất và tính toán dựa theo tem nhãn năng lượng dán trên điều hòa.
III. Cách tiết kiệm điện khi mở máy lạnh 24/24
Để tiết kiệm điện khi sử dụng máy lạnh liên tục, chúng ta có nhiều giải pháp khác nhau. Những giải pháp nhỏ này sẽ giúp bạn không còn phải lo lắng mỗi khi đến kỳ thanh toán hóa đơn điện.
- Cài đặt nhiệt độ phù hợp: Khi sử dụng máy lạnh, bạn nên cài đặt nhiệt độ tại mức 26 độ C trở lên. Nhiệt độ này là mức phù hợp với cơ thể con người, giúp máy lạnh không phải làm việc quá nhiều và tiết kiệm điện.
- Đóng kín các cửa phòng: Đối với phòng càng kín thì không khí lạnh thất thoát ra ngoài càng ít và giúp máy lạnh không phải hoạt động nhiều để duy trì nhiệt độ phòng.
- Vệ sinh máy lạnh thường xuyên: Máy lạnh sử dụng các dàn tản nhiệt để trao đổi khí, nếu như các dàn tản nhiệt bị bẩn sẽ làm ảnh hưởng đến việc trao đổi khí. Khi này máy vừa lạnh kém, vừa tốn điện.
- Sử dụng máy lạnh kết hợp quạt: Khi sử dụng máy lạnh bạn nên bật một chiếc quạt với số phù hợp để giúp việc lưu thông không khí trong phòng tốt hơn. Song song việc dùng quạt sẽ giúp gió từ máy lạnh được luân chuyển tới đúng vị trí cần thiết.
- Sử dụng chế độ tiết kiệm năng lượng: 90% các dòng điều hòa trên thị trường hiện nay đều được trang bị tính năng tiết kiệm năng lượng. Tính năng này giúp cho điều hòa hoạt động ở mức thấp, giảm điện năng tiêu thụ.
IV. Nguyên nhân khiến tiền điện tăng vọt khi sử dụng máy lạnh
Nhiều người thấy tiền điện của gia đình tăng một cách đột biến nhưng việc sử dụng máy lạnh cũng chỉ tương tự như tháng trước. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến tiền điện tăng vọt khi sử dụng máy lạnh.
- Dàn nóng, dàn lạnh bị bẩn: Tại Việt Nam, khí hậu kết hợp với bụi không khí chính là nguyên nhân khiến dàn nóng, dàn lạnh bị bụi bẩn. Khi dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn thì hiệu suất trao đổi nhiệt độ sẽ kém và khiến máy nén, quạt,… phải hoạt động nhiều hơn mới có thể duy trì được mức nhiệt độ cài đặt.
- Điều hòa thiếu hụt gas: Khi điều hòa bị thiếu Gas, máy nén chính là linh kiện gặp nhiều áp lực nhất. Việc sử dụng điều hòa thiếu hụt gas không chỉ khiến hiệu quả làm lạnh kém, tốn tiền điện mà còn ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến máy nén của dàn nóng.
- Điện lưới khu vực kém: Bước vào mùa nóng, nhà nhà bật điều hòa thì hạ tầng điện không thể đáp ứng được hết các nhu cầu sử dụng điện. Điện lưới Việt Nam hiện đang hoạt động trong dải 220 volt, tuy nhiên những hộ gia đình có vị trí xa biến áp thì dải điện áp đôi khi chỉ còn 200 volt hoặc dưới 200 volt vào những ngày nắng nóng do suy hao đường truyền, quá tải,… Khi điện áp không đủ thì máy lạnh sẽ giảm hiệu quả làm mát, lúc này người dùng sẽ liên tục giảm nhiệt độ để máy lạnh có thể làm mát và đây cũng chính là nguyên nhân khiến tiền điện nhà bạn tháng này tăng tăng đột biến.
- Nhiệt độ môi trường tăng cao: Trái đất đang phải đối mặt với hiện tượng nóng lên toàn cầu và đây cũng chính là lời lý giải cho tiền điện tăng vọt khi nắng nóng. Dàn nóng điều hòa đảm nhiệm công việc làm mát các ống đồng, ngưng động khí Gas để tiếp tục đến dàn lạnh làm mát. Bộ phận làm mát chính cho dàn nóng chính là quạt. Trong trường hợp nhiệt độ môi trường tăng cao, quạt dàn nóng sẽ phải làm việc hết công suất để có thể làm mát được dàn ống đồng ngoài trời. Như vậy, việc quạt dàn nóng chạy hết công suất cũng chính là lý do khiến tiền điện tăng cao mỗi khi vào cao điểm nắng nóng. (Một số dòng máy lạnh hiệu suất kém, đôi khi còn tự động tắt khi nhiệt độ môi trường quá cao vì quạt tản nhiệt không thể làm mát cho dàn nóng. Đây cũng chính là lời lý giải cho vì sao dàn nóng máy lạnh lắp trên mái tôn, khu vực ít gió lưu thông, chật sẽ tự động tắt vào buổi trưa. Trong trường hợp này, bạn nên dời dàn nóng máy lạnh đến một vị trí mới đối lưu tốt, thoáng mát để nâng cao hiệu quả làm mát và tiết kiệm năng lượng.)
Với những kiến thức thú vị về máy lạnh cũng như cách tính toán tiền điện khi mở máy lạnh 24/24 trong bài viết này chắc hẳn sẽ giúp bạn hiểu hơn về máy lạnh và vận hành một cách hiệu quả. Chúc bạn một ngày vui vẻ!
Viết bình luận