Cây Quất cảnh - Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc
Mục lục nội dung
Tết đến xuân về người người nhà nhà lại nô nức đi sắm tết, trang hoàng lại nhà cửa. Nhắc đến tết, người ta thường nghĩ ngay đến hoa đào của miền Bắc, hoa mai của miền Nam hay hoa lan, hoa ly... và cả những cây Quất. Cây mang nét đẹp giản dị, thân lại dễ dàng tạo thế bonsai độc đáo thường rất được ưa chuộng trong mỗi dịp tết đặc biệt là những gia đình có không gian chật hẹp.
I. Đặc điểm của cây Quất
Cây Quất là một trong những loại cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam, phổ biến nhất mỗi dịp Tết đến xuân về. Ở miền Nam, người ta hay gọi cây Quất là cây Tắc còn người Tây Nam bộ lại gọi là cây Hạnh. Cây có tên khoa học là Citrus Japonica, thuộc họ nhà cam Rutaceae.
Cây Quất là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 1 - 1.5m. Lá cây dạng đơn, hình bầu dục, lá chuyển dần từ xanh nhạt sang xanh thẫm. Hoa cây Quất có màu trắng tinh khôi, ở giữa là nhụy vàng có mùi thơm dịu nhẹ. Khi hoa tàn, sẽ xuất hiện quả Quất nhỏ li ti, có màu xanh. Khi Quất già Quất sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Vỏ Quất có mùi tựa như tinh dầu thơm, phấn ruột chứa nhiều tép nhỏ có vị thanh chua.
II. Công dụng của cây Quất
Cây Quất thường được trồng làm cảnh trong dịp Tết nhằm đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, còn được trồng trong nhà nhằm mục đích trang trí cho không gian sống.
Quả Quất thường được dùng trong bữa ăn hàng ngày, trong các món cần chua hay pha nước giải khát. Vỏ quả Quất còn có thể sử dụng làm tinh dầu trong làm đẹp. Đặc biệt trong Đông y, quả Quất còn có tác dụng như một vị thuốc dân gian với khả năng chữa ho, long đờm, viêm họng, lạnh bụng, đau bụng, đau dạ dày...
III. Ý nghĩa phong thủy của cây Quất
Theo quan niệm dân gian, cây Quất có cành lá sum suê, có lá già lá non, quả xanh quả chín, sai quả tượng trưng cho sự sung túc ấm no, tài lộc dồi dào, tốt cho gia chủ. Sở hữu một cây Quất có thế đẹp cùng những đặc điểm trên vào dịp Tết sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng và thành công cho một năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, lá Quất xanh tốt liên tục quanh năm, lá già ngã xuống lá non mọc lên tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ với thời gian. Cây Quất ra hoa ra quả quanh năm, quả Quất có hình tròn, căng đầy, vàng cam tượng trưng cho sự viên mãn, đủ đầy suốt một năm dài.
Cây Quất mang trong mình đủ 5 yếu tố ngũ hành. Với thân cây tượng trung cho Kim, lá cây tượng trưng cho Mộc, quả Quất khi chín tượng trưng cho Hỏa, hoa nở tượng trưng cho Thủy, đất trồng cây tượng trưng cho Thổ. Vì vậy, trồng cây Quất trong nhà làm cảnh sẽ giúp cân bằng âm dương ngũ hành, đem đến bình an, hạnh phúc, may mắn và tài lộc đến gia đình bạn.
IV. Cách chọn cây Quất cảnh chưng ngày Tết nhiều tài lộc
Cây Quất chính là 1 trong 3 loại cây được ưa chuộng trong dịp Tết cổ truyền do đó, nhu cầu mua Quất dịp Tết là không hề nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lựa chọn cây Quất đẹp rước tài lộc về nhà. Dưới đây là một số mẹo gợi ý giúp bạn chọn được cây chưng Tết đẹp và khỏe mạnh.
Dáng cây: Nên chọn những cây Quất cảnh có dáng tự nhiên, tỏa tròn đều, không bị gò ép, gốc cây cứng cáp. Với những cây Quất mini để bàn, có thể lựa chọn những cây có dáng cầu kì hơn, có đường cong uốn thân đẹp mắt và tinh tế.
Chọn lá và quả: Để mang lại nhiều may mắn và tài lộc, cây cảnh ngày Tết cần hội tụ đủ các yếu tố, có hoa, có quả, có lộc non. Do đó, cần lựa chọn những cây có lá to và xanh, quả đều có quả chín quả xanh, không quá dày mới là cây Quất đẹp. Nếu thấy cây thưa quả bất thường, quả chín rụng xuống gốc hay lá không còn xanh mỡ màng là do cây đã được đào lên khỏi vườn từ khá lâu.
V. Cách trồng cây Quất
Cây Quất có 2 cách trồng là gieo hạt và chiết cành, phổ biến nhất vẫn là chiết cành bởi sự đơn giản, khả năng sống sót cao. Đơn giản hơn, bạn có thể mua cây giống trực tiếp tại các cửa hàng gần nhất. Nên chọn cây gốc to mập, tán lá đều, không bị sâu, rệp hay bị xoăn.
Thời gian thích hợp nhất để trồng Quất là đầu mùa mưa, đây là thời điểm nhiệt độ và độ ẩm vừa đủ cho cây con phát triển. Khi chọn cành chiết cần chọn cành có độ trưởng thành nhất định, to bằng ngón tay út trở lên, tránh chọn những cành quá non, quá già và những cành bị bệnh.
Khi cành chiết mọc rễ mới, đem cành trồng xuống đất, nhớ nén đất thật kỹ để cây không bị đổ, nghiêng trong quá trình chăm sóc. Đặt cây tại nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp, tưới nước thường xuyên cho cây. Sau khoảng 2 tuần đến 1 tháng, khi cây sinh trưởng và phát triển tốt, đủ khỏe mạnh. Bạn có thể mang cây đi đặt tại vị trí mình muốn.
VI. Cách chăm sóc cây Quất
Để có một cây Quất đẹp, sau quả, quả ra đúng dịp Tết cần đáp ứng một số điều kiện sau:
1. Ánh sáng
Cây Quất ưa sáng trung bình, không sống được trong điều kiện thiếu sáng cũng như dưới điều kiện nắng gắt một thời gian dài. Bạn có thể đặt trong nhà hoặc ngoài trời. Nếu đặt trong nhà cần đặt cây tại các vị trí có nhiều ánh sáng như gần cửa ra vào, cửa sổ, ban công để cây tươi tốt và sai quả.
2. Đất trồng
Đất trồng Quất tốt nên là loại đất thịt giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Để cây đủ dinh dưỡng phát triển, nên bón phân NPK định kỳ hàng năm. Nếu đất trồng đã bạc màu thì cần thay đất mới cho cây.
3. Tưới nước
Muốn cây xanh tốt và khỏe mạnh, nên tưới nước đều đặn hàng ngày vào lúc sáng sớm với lượng nước vừa đủ. Tốt nhất nên tưới cả lá cây để rửa sạch bụi bẩn giúp cây dễ quang hợp.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Với những cây thuộc họ cam quýt, điển hình là cây Quất thường xảy ra tình trạng cây bị vàng lá. Khi thấy lá cây bị vàng, cần nhanh chóng loại bỏ để tránh lây lan rộng ra toàn cây. Tiến hành phun định kỳ 7-15 ngày/ lần thuốc trừ sâu để tránh côn trùng phá hoại. Nếu cây bị rệp trắng, có thể dùng nước tỏi. Ngoài ra, vào mùa xuân khi cây ra nhiều chồi non, nên tỉa bớt để cây tập trung phát triển 3 – 5 cành chính.
VII. Những lưu ý khi trồng cây Quất sau Tết
Quất có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, lại là cây sống lâu năm. Vậy nên, sau khi chưng Tết có thể đem ra trồng tiếp, vừa tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí, nếu tốt, bạn sẽ có Quất ăn quanh năm nữa đấy. Tuy nhiên, trước khi quyết định trồng cây sau Tết, trong những ngày Tết cần lưu ý những vấn đề sau:
Trong suốt quá trình chưng Tết, cần tưới nước và phun ẩm cho cây mỗi ngày, giúp cây luôn xanh tươi và không bị rụng lá.
Để hạn chế thiếu hụt chất dinh dưỡng, sau tết bạn nên vặt sạch những quả Quất cũ và vặt bỏ 1/3 số lá. Điều này sẽ giúp giữ lại nước nuôi cây khi rễ mới chưa kịp ra và ăn sâu vào đất.
Trước khi đem trồng, cần chuẩn bị sẵn chậu hoặc vườn với đất trồng tơi xốp, đủ ẩm, thoáng khí đồng thời bổ sung dưỡng chất bằng cách bón lót và bón thúc. Nên trồng cây vào buổi xế chiều, khi ánh nắng đã tắt.
VIII. Một số hình ảnh về cây Quất cảnh
Do những ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy cũng như khả năng sinh trưởng và phát triển tốt sau khi chưng nên cây Quất hiện nay khá được ưa chuộng trong dịp Tết cổ truyền của Việt Nam. Nếu bạn vẫn chưa biết như thế nào là một cây Quất cảnh đẹp, đừng bỏ lỡ những hình ảnh dưới đây.
Ảnh cây Quất cảnh dáng huyền
Ảnh cây Quất cảnh đẹp
Ảnh cây Quất mini dáng đẹp
Ảnh cây Quất, cây Tắc cảnh
Ảnh Quất bonsai trồng trong bình gốm
Ảnh Quất cảnh 12 con giáp đắt khách dịp Tết
Ảnh trâu vàng cõng quất bonsai dịp Tết
Cách chăm sóc cây quất cảnh sau Tết
Cách chọn cây Quất đẹp chưng Tết
Cách chọn Quất cảnh dịp tết
Cách chọn Quất cảnh mang lại may mắn, tài lộc (Click vào ảnh để xem ảnh gốc)
Cách trang trí cây quất ngày Tết cực đẹp
Cách trồng cây Quất cảnh
Cách trồng lại quất cảnh sau Tết
Cây quất bonsai để bàn đẹp
Cây quất cảnh bonsai
Cây quất cảnh mini để bàn
Cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất mini để bàn kèm tiểu cảnh
Hình ảnh cây Quất cảnh mini để bàn đẹp nhất
Hình ảnh cây Quất cảnh thế Kim long bạch mã
Hình ảnh cây Quất chum dịp Tết
Hình ảnh cây quất chưng Tết đẹp
Hình ảnh cây Quất dáng đẹp ngày Tết
Hình ảnh cây Quất mini
Hình ảnh cây Quất thế độc đáo
Hình ảnh Quất cảnh độc đáo, đẹp nhất
Kỹ thuật chăm sóc Quất cảnh
Kỹ thuật trồng Quất khỏe mạnh, đẹp nhất
Kỹ thuật trồng Quất trong chậu cực đẹp
Mẫu quất cảnh bonsai mini để bàn
Ý nghĩa phong thủy của cây Quất cảnh
Trên đây là bài viết Cây Quất cảnh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc. Hy vọng với những kiến thức mà KienThucVui giới thiệu trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chọn mua, chăm sóc cây trước trong và sau dịp Tết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn có một ngày mới nhiều niềm vui.
Viết bình luận