7 Vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam hiện nay
Mục lục nội dung
Đất nước Việt Nam được chia thành 7 vùng kinh tế trọng điểm, mỗi vùng trọng điểm kinh tế đều có các đặc thù riêng. Trong bài viết này, Kienthucvui chia sẻ đến bạn 7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam hiện nay.
I. 7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam
Hiện nay, đất nước Việt Nam được chia làm 7 vùng kinh tế dựa theo vị trí địa lý như sau:
- Trung du và miền núi phía Bắc.
- Đồng bằng Bắc Bộ hay đồng bằng Sông Hồng.
- Bắc Trung Bộ.
- Ven biển Nam Trung Bộ.
- Tây Nguyên.
- Đông Nam Bộ.
- Đồng Bằng Sông Cửu Long.
II. Chi tiết 7 vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam
1. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam bao gồm 15 tỉnh thành: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh.
Trong 15 tỉnh thành thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính là Tây và Đông Bắc. Tổng diện tích của các vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 100.965 km², dân số là 13.853.190 người (tính đến 1/4/2019) và mật độ dân số đạt 137 người/km².
Vùng trung du và miền núi phía Bắc có địa chỉnh chủ yếu là đồi núi thấp và cao nguyên, đất đai chủ yếu là đất feralit đỏ vàng và đất phù sa bạc màu được bồi đắp bởi những con sông lớn.
Tại vùng miền núi phía Bắc trình độ canh tác còn lạc hậu nên không có hiệu quả nông nghiệp không cao. Đối với vùng trung du thì có điều kiện phát triển thuận lợi hơn do các tuyến giao thông đi qua, trình độ canh tác được nâng cao nên việc canh tác có hiệu quả hơn và có được năng lực sản xuất lao động tốt hơn. Tại vùng trung du miền núi phía Bắc, cây chè, hồi, cây ăn quả, cây dược liệu, cây cận nhiệt đới được trồng nhiều. Song song với cây ăn quả, các loại ngũ cốc như: Lạc, đỗ tương, ngô, sắn cũng được trồng trọt nhiều.
2. Vùng đồng bằng Bắc Bộ - Vùng đồng bằng sông Hồng
Vùng đồng bằng Bắc Bộ hay còn được gọi là vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình.
Điểm nổi bật của vùng đồng bằng sông Hồng chính là có 2 thành phố thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng
Vùng đồng bằng Bắc Bộ có tổng điện tích trên 20.973 km², chiếm tỉ lệ khoảng 7% trên tổng diện tích của cả nước. Mặc dù có diện tích không lớn nhưng vùng đồng bằng sông Hồng lại là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước với tổng dân số 22.543.607 (tính đến 1/4/2019) – tương đương khoảng 22% tổng dân số cả nước. Vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số trung bình khoảng 1.060 người/km² và không ngừng tăng thêm.
Vùng đồng bằng sông Hồng có lợi thế rất lớn trong nông nghiệp nhờ đất đai có nhiều phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm. Các điều kiện thuận lợi giúp cho vùng đồng bằng Bắc Bộ trồng được hầu hết các loại cây lương thực, thực phẩm và có trình độ canh tác lâu năm, ứng dụng tốt các thành tựu khoa học và kỹ thuật cao trong canh tác. Cây lúa nước là loài cây quen thuộc của vùng đồng bằng sông Hồng, bên cạnh đó còn có các loại rau ngắn ngày như: Bắp cải, su hào, rau muống, rau cải và các loại cây ăn quả có giá trị…
3. Vùng Bắc Trung Bộ
Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Vùng Bắc Trung Bộ nằm giữa đất nước Việt Nam và có tổng diện tích khoảng 51.452 km²– tương đương khoảng 10.5% tổng diện tích của cả nước. Dân số tại vùng Bắc Trung Bộ trên khoảng 10.5 triệu dân – chiếm 15.5% tổng dân số cả nước và mật độ dân số đạt 204 người/km².
Địa hình vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu là đồng bằng hẹp và đồi núi chiếm tỉ lệ lớn diện tích. Thời tiết tại vùng Bắc Trung Bộ vô cùng khắc nghiệt, hàng năm thường xảy ra nhiều bão lũ, gió lào… Trình độ của người dân lao động còn thấp, chưa áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào trồng trọt cũng như chăn nuôi. Tại vùng Bắc Trung Bộ, các loại cây ăn quả được trồng phổ biến như: Mía đường, cam, bưởi (quả có múi)… Diện tích giáp biển lớn giúp cho Bắc Trung Bộ trở thành một trong những khu trọng điểm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
4. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ bộ bao gồm 8 tỉnh thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận. Trong đó, thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương.
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích hơn 45.000 km² (chiếm 13/6% diện tích tổng cả nước ) và có dân số trên 10 triệu dân (tương đương 10.7% tổng dân số cả nước. Mật độ dân số vùng Nam Trung Bộ thuộc mức trung bình, khoảng 230 người/km².
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi trong việc canh tác nông nghiệp và thủy sản. Đất đai vùng duyên hải Nam Trung Bộ màu mỡ, thời tiết thuận lợi và đường bờ biển dài giúp cho việc đánh bắt, chăn nuôi gặp nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, trình độ canh tác của người dân cũng liên tục được cải thiện và nâng cao giúp cho sản lượng nông nghiệp tăng ổn định.
Nền kinh tế của vùng Nam Trung Bộ đạt mức cao, các hệ thống giao thông thuận lợi, có nhiều thành phố, thị xã trải dài các bờ biển. Sản phẩm nông nghiệp tại Nam Trung Bộ chính la cây lúa nước, các cây ăn quả lâu năm và cây công nghiệp ngắn ngày như đường mía. Đặc biệt, vùng duyên hải Nam Trung Bộ có lượng thủy sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.
5. Vùng Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên chỉ có 5 tỉnh thành: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Vùng Tây nguyên có diện tích khoảng 54.641 km² (tương đương với khoảng 16.4% tổng diện tích cả nước) và dân số gần 5.7 triệu dân (chiếm khoảng 6% tổng dân số cả nước). Mật độ dân số trung bình khoảng 104 người/km².
Vùng Tây Nguyên có địa hình chủ yếu là các cao nguyên bazan rộng lớn và đa dạng các loại địa hình khác nhau. Tại vùng Tây Nguyên, khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Khu vực Tây nguyên có lối canh tác nông nghiệp lạc hậu, hiệu quả canh tác không cao. Mặc dù có giao thông thuận lợi nhưng công nghiệp chế biến vùng Tây Nguyên vẫn chưa được đẩy mạnh. Các sản phẩm nông nghiệp chính tại Tây Nguyên là cây cà phê, cao su, chè,…
6. Vùng Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh thành: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương.
Vùng Đông Nam Bộ có diện tích khoảng 23.564 km² và tổng dân số khoảng 18 triệu người (không tính số người tạm trú lâu dài) – tương đương khoảng 18.5% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình của vùng Đông Nam Bộ khoảng 706 người/km².
Vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh về nông nghiệp nhờ địa hình thuận lợi và giao thông thuận tiện. Nơi đây có vùng đất bazan rộng lớn, đất phù sa xám màu mỡ và địa hình tương đối bằng phẳng. Vùng Đông Nam Bộ tập trung rất nhiều nhà máy chế biến, phát triển nông nghiệp vượt trội.
7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh thành: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Trong đó, thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê năm 2019, vùng đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích trên 40.547 km² (tương đương khoảng 13% diện tích cả nước) và có tổng dân số toàn vùng là 17.367.169 người (chiếm khoảng 18% tổng dân số cả nước).
Vùng đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều thuận lợi trong thời tiết để phát triển tốt các giống cây nông nghiệp chính của nước ta. Bên cạnh đó, các đồng bằng liên tục được bồi đắp phù sa nhờ sông Cửu Long giúp cho cây lúa nước nơi đây có năng suất cao. Ngoài cây lúa nước, đồng bằng sông Cửu Long còn có các loại cây ngắn hạn như: Mía, lạc, đỗ và nuôi trồng thủy sản Tôm, cua, cá da trơn…
Trong bài viết này, Kienthucvui đã chia sẻ đến bạn 7 vùng kinh tế trọng điểm tại Việt Nam và các thông tin liên quan. Chúc bạn một ngày vui vẻ!
Viết bình luận