Cách viết nhật ký cho người mới bắt đầu

Viết nhật ký là cách đơn giản nhất để nhìn nhận lại một ngày mà bạn đã trải qua. Việc viết lại những gì xảy ra trong ngày vừa giúp bạn nhớ lâu hơn, có thười gian nhìn nhận lại vấn đề hơn đồng thời nhật ký còn là nơi xả stress cực hữu ích. Thay vì phải tìm người trò chuyện và yêu cầu giữ bí mật, tại sao không xả hết những bối rối, ấm ức trong lòng để ngày mai thức dậy là một ngày mới. Nếu bạn là một người mới, bạn đang nghĩ tới việc viết nhật ký nhưng chưa biết phải viết gì, hãy tham khảo ngay bài viết này. Dưới đây là bài viết cách viết nhật ký cho người mới bắt đầu.

Cách viết nhật ký cho người mới bắt đầu

1. Quyết định dạng nhật ký

Quyết định dạng nhật ký

Để có thể bắt đầu viết nhật ký, việc đầu tiên bạn phải có một cuốn sổ để ghi chép. Hãy xác định quyển sổ có kích thước như thế nào, dày bao nhiêu là phù hợp, bạn có ý định mang cuốn sổ nhật ký đi khắp nơi để ghi lại những điều nhìn thấy hàng ngày hay không? Về vấn đề bảo mật, có ai thường xuyên ra vào phòng bạn hay không, bạn có sợ ai đó đọc trộm hay không? Nếu có, hãy lựa chọn loại nhật ký có khóa. Tuy nhiên, khóa sổ nhật ký cũng rất dễ phá nếu ai đó thực sự muốn đánh cắp thông tin trong đó.

Ngoài viết nhật ký trên giấy, bạn cũng có thể lựa chọn viết nhật ký online. Tuy nhiên, sự riêng tư là vô cùng cần thiết và quan trọng. Cho dù được bảo vệ bằng mật khẩu, thế nhưng lấy gì làm đảm bảo thông tin trên đó an toàn 100%. Do đó, hãy cân nhắc dạng nhật ký của mình.

2. Chọn kiểu đánh dấu từng đoạn nhật ký

Có nhiều kiểu để đánh dấu ghi chém nhưng phổ biến nhất vẫn là ghi ngày tháng. Điều đó có thể giúp bạn dễ dàng tìm được các sự việc đó xảy ra với bạn trong thời điểm nào. Cuối mỗi ngày, bạn cũng có thể ký tên hay gạch kết thúc, nếu ký tên, nên viết tắt thay vì ghi rõ ràng họ tên nếu nhật ký ghi chép những suy nghĩ đặc biệt riêng tư.

3. Quyết định nội dung viết

Có nhiều kiểu viết nhật ký khác nhau. Có người dùng nhật ký để ghi chép lại những sự việc trong ngày, có người coi nhật ký như một người bạn để thoái mái ghi lại cảm giác của bản thân, những niềm vui, ấm ức, … Có người muốn lưu lại ước mơ của họ, con đường để đạt đến mục tiêu đó, những gì bạn đã làm được để có thể chạm đến ước mơ của riêng mình.

Ví dụ: Bạn viết về những sự việc trong ngày, hãy viết nó theo trình tự thời gian, từ khi bạn thức dậy đến khi đang viết những dòng nhật ký này, có gì vui, có gì buồn bực hay không? Hay viết về một mục tiêu nào đó như giảm cân chẳng hạn, ngày đầu tiên giảm cân bạn thấy ra sao, quyết tâm như thế nào, việc gì ngoài ý muốn xảy ra hay không? Hãy viết những gì mà bạn cho là quan trọng.

Quyết định nội dung viết

Dưới đây là một số chủ đề mà bạn có thể viết trong nhật ký mà bạn có thể tham khảo.

Trường lớp: Nếu bạn còn đang đi học, bạn có thể ghi lại những bất mãn như bị phân vào nhóm bài tập như hạch và bạn cần phải gánh team. Những khoảnh khắc vui vẻ, những chuyến đi chơi cùng bạn bè, … Những xích míc, xung đột xung quanh lớp học, … Hãy viết hết vào nhật ký, bởi chẳng ai có thể đọc được những điều đó ngoại trừ bạn.

Công việc: Nếu bạn mới đi làm, bạn có thể ghi lại những trải nghiệm khi mới đi làm, những gì mà bạn đã học được và đang cố gắng hoàn thiện. Lâu hơn, bạn có thể ghi chép lại những công việc đã làm trong ngày, những thứ cần kiểm điểm lại, nói xấu sếp, đồng nghiệp hay những việc lặt vặt trong công ty. Ngoài ra, bạn có thể ghi lại những mục tiêu dài hạn, ngắn hạn và những dự định để bạn có thể đạt được cái mục tiêu đó.

Gia đình: Rất nhiều người ngại ngùng khi bày tỏ cảm xúc với những thành viên khác trong gia đình bởi lý do "nó rất sến" thì hãy viết vào nhật ký. Khi bạn ngồi viết về gia đình, bạn sẽ nhận ra gia đình đã cho bạn nhiều đến nhường nào, gia đình quan trọng với chúng ta gia sao.

Bạn bè: Bạn có những người bạn như thế nào, tính cách của "chúng nó" ra sao, những hành động nào của chúng khi bên bạn khiến bạn thoải mái/ khó chịu. Bạn đã cùng những người bạn đi đâu, cùng nhau trải qua những gì? để sau này khi nhìn lại, cảm thấy thanh xuân như trở lại một lần nữa.

Du lịch: Đi để khám phá những vùng đất mới, gặp gỡ những con người mới. Nếu có dịp đi du lịch, hãy ghi lại cuộc hành trình vào nhật ký của bạn. Bạn cũng có thể ghi chép lại những kế hoạch trước khi đi, lên lịch những điểm cần đến, những điểm du lịch bạn sẽ phải đi ít nhất một lần trong đời hay những thông tin bạn góp nhặt được về những điểm du lịch bạn sẽ đi.

4. Mô tả thật nhiều chi tiết

Mô tả thật nhiều chi tiết

Nhật ký như là một nơi lưu giữ kí ức, bạn càng kể chi tiết đến khi đọc lại bạn càng dễ dàng hình dung ra ngày hôm ấy như thế nào. Có thể bạn cho rằng trí nhớ của bạn rất tốt, thế nhưng nó lại chẳng thắng nổi thời gian. Do đó, hãy dùng những chi tiết trong nhật ký để cố gắng lưu giữ những khoảnh khắc trong cuộc sống của bạn.

Ngoài ra, hãy miêu tả trung thực những sự việc, cảm nhận đã xảy ra như trong thực tế. Viết nhật ký để lưu trữ, không phải viết văn để cho thầy cô chấm, hãy trung thực. Bởi lẽ những cảm giác ấy một khi đã qua đi sẽ không thể lấy lại được.

5. Duy trì giờ giấc

Có rất nhiều người không thể duy trì viết nhật ký bởi không có thời gian biểu cụ thể cũng như sự kiên trì đến cùng. Do đó, nếu muốn duy trì được việc viết nhật ký, bạn nên đặt ra cho mình một mốc thời gian cụ thể. Ví dụ, mỗi ngày, đều đặn sau khi hoàn tất các công việc, trước khi đi ngủ hay khoảng thời gian mà bạn không vướng bận công việc hoặc bổn phận gì khác.

Nếu bạn là một người bận rộn, thay vì kiên trì viết mỗi ngày, bạn có thể lựa ra một vài ngày trong tuần để có thể ghi lại nhật ký. Để cách này hiệu quả, bạn cũng cần phải có một trí nhớ khá tốt để không bỏ sót những việc quan trọng đã xảy ra. Tuy nhiên, việc ghi chép thông qua hồi tưởng khiến bạn sẽ bỏ lỡ những cảm xúc chân thực nhất.

Nếu bạn là người không có thời gian nhưng vẫn muốn viết nhật ký. Hãy ghi nhanh những cảm giác và suy nghĩ của bạn về những việc bạn cho là quan trọng, cần thiết nhất trước khi quên mất.

6. Tạo nét cá tính cho nhật ký

Tạo nét cá tính cho nhật ký

Để cuốn nhật ký trở nên sống động, hấp dẫn hơn, hãy trang trí bằng những nét vẽ, hình dán. Một số người lựa chọn vẽ những sticker đơn giản, dễ thương, những loài động vật nhỏ xinh dưới góc cuối của những trang nhật ký. Nếu bạn là một người có năng khiếu vẽ, vậy tại sao không thử phác họa những hình ảnh về những sự việc đã xảy ra để khi nhìn lại bạn có thể dễ dàng hình dung, …

Trên đây là cách viết nhật ký cho người mới bắt đầu. Còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào việc viết nhật ký thôi nào. Chúc các bạn một ngày làm việc, học tập thật nhiều vui vẻ.

Viết bình luận