Cây Chuối Cảnh - Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhiều người lại có xu hướng đưa cây cối thiên nhiên xung quanh vào căn nhà, vừa để nâng cao chất lượng không khí, đẹp không gian vừa cải thiện phong thủy. Có rất nhiều loại cây được ưa chuộng như bàng singapore, cây phát tài, thường xuân... thì chuối cảnh lại nổi lên bởi tính giản dị, quen thuộc nhưng không kém phần sang trọng. Do đó, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu Cây Chuối cảnh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc.

Cây Chuối Cảnh - Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

I. Đặc điểm của cây Chuối Cảnh

Chuối cảnh hay còn được gọi là cây Đại Phú Gia, một giống cây thuộc họ Thiên Điểu. Cùng được gọi là cây chuối nhưng chuối cảnh có rất nhiều điểm khác với những cây chuối thông thường. Cây có chiều cao khá khiêm tốn, thường giao động từ 1 đến 1.2 m, rất thích hợp để trồng trong nhà hoặc bất kỳ vị trí nào phù hợp. Có thể trồng chung với nhiều loại cây khác trong văn phòng, tiểu cảnh sân vườn hay để trong chậu đều rất đẹp.

Thân thật của chuối cảnh nằm ở dưới đất, phần thân trên mặt đất gồm những lá bẹ bao bọc lấy nhau mà ta thường thấy thực chất là phần thân giả. Kích thước phần thân giả tùy thuộc vào từng loại chuối, dao động từ 2 đến 8m. Khi còn non, phần thân giả có màu xanh và trơn đổi màu nâu sẫm khi già. Phần đỉnh của thân giả có màu xanh nhạt còn được gọi là nõn chuối.

Phần đỉnh của thân giả có màu xanh nhạt còn được gọi là nõn chuối

Cây chuối cảnh hấp dẫn người nhìn bởi hình dáng của những phiến lá. Lá chuối cảnh gồm các phiến hình bầu dục trải dài mọc thành từng tầng đổ nghiêng ra phía ngoài như những cánh quạt. Lá chuối cảnh thường có màu xanh thẫm, bẹ lá ôm sát vào thân cây nhìn thấy rõ những đường gân. So với các loại chuối thông thường, hoa chuối cảnh có kích thước lớn hơn, phổ biến với màu đỏ hoặc trắng, tỏa ra mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu.

II. Ý nghĩa cây chuối cảnh

Đúng như tên gọi, loại chuối này trồng không phải để lấy quả mà để làm cảnh. Chúng giúp tạo không gian xanh mát, gần gũi, hòa hợp giữa thiên nhiên và nhà ở, văn phòng. Cũng giống như các loài cây khác, chúng cũng có tác dụng lọc không khí, làm không gian trong lành, giúp thư giãn, giảm căng thẳng.

Ông bà ta có câu “trước cau sau chuối”, vậy tại sao lại phải trồng chuối ở sau nhà? Đặt cây chuối ở vị trí sau nhà sẽ giúp phong thủy của căn nhà tốt hơn, loại trừ những luồng khí xấu muốn xâm nhập vào ngôi nhà từ phía sau. Thêm vào đó, chuối cảnh còn có tác dụng đem lại nhiều may mắn, tốt đẹp và tiền tài. Các cành lá chuối xanh tốt, bóng mượt còn đại diện cho phúc lộc dồi dào. Lá cây chuối cảnh hướng đều ra xung quanh như những cánh tay đón tài lộc.

Các cành lá chuối xanh tốt, bóng mượt còn đại diện cho phúc lộc dồi dào

Cây chuối cảnh có màu xanh đặc trưng của hành Mộc cho nên cực hợp với người cùng bản mệnh. Ngoài ra, Mộc sinh Hỏa nên những người mệnh Hỏa khi trồng chuối cảnh sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi cho công việc và trong đời sống.

III. Có nên trồng cây chuối cảnh trong nhà?

Cây chuối cảnh có kích thước vừa phải, rất thích hợp để trồng trong nhà. Lá cây có kích thước lớn, dài màu xanh thẫm nhìn rất sang trọng và đẹp mắt cực thích hợp để những nơi có vị trí trống trải như phòng khách, phòng ăn, phòng họp hay sảnh chờ.

Đặc biệt, màu xanh thẫm đặc trưng của chuối cảnh còn giúp không gian trở nên dịu dàng mát mắt, giúp màu sắc nội thất dễ dàng hài hòa với cả căn phòng. Với ưu điểm tán lá rộng, to cây chuối cảnh thanh lọc không khí khá tốt, tốt hơn các loại cây cảnh lá nhỏ lại dễ dàng trong việc vệ sinh, lau chùi, giúp lá luôn có một màu sáng bóng cực đẹp.

IV. Cách trồng cây chuối cảnh

Cây chuối cảnh phổ biến được trồng bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết từ cây mẹ. Trước khi tiến hành gieo hạt hay chiết cây, bạn cần phải chuẩn bị đất trồng phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. Chuối cảnh không quá kén chọn đất nhưng tốt hơn hết bạn nên dùng đất phù sa hoặc đất thịt nhẹ có thành phần dinh dưỡng cao, dễ thoát nước.

Cách trồng cây chuối cảnh

Phương pháp gieo hạt: Sau khi lựa chọn được hạt giống tốt, cho hạt vào ngâm trong nước ấm từ 2 – 3 ngày để kích thích hạt sinh trưởng. Xới đất đã chuẩn bị và tiến hành gieo hạt. Tưới nước nhẹ nhàng và đều đặn vùng đất trồng. Sau khoảng 4-6 tuần, hạt giống có thể nảy mầm thành cây. Di chuyển cây con đến những khu vực có nắng nhẹ và tưới nước thường xuyên.

Phương pháp chiết từ cây mẹ: Chuối cảnh phát triển khá nhanh thường xuất hiện những bụi cây con quanh mẹ. Bạn có thể dùng xẻng để tách cây con ra khỏi cây mẹ và đem trồng ở vị trí đất đã chuẩn bị sẵn. Vun đất và tiến hành tưới nước bình thường đến khi cây ra lá mới. Nên đặt cây ở khu vực thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt.

Lưu ý: Nếu gieo hạt, nên đặt hạt cách mặt đất khoảng 6 mm để hạt nảy mầm, dễ phá đất tiếp xúc với không khí.

V. Cách chăm sóc cây chuối cảnh luôn tươi tốt

Chuối cảnh có rất nhiều loại, phổ biến nhất vẫn là chuối cảnh mini, chuối cảnh rẻ quạt, chuối cảnh hoa đỏ... Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng cách trồng và chăm sóc tương tự như nhau, khá dễ dàng. Tuy nhiên, để cây luôn xanh tốt quanh năm thì bạn cần phải có những kiến thức nhất định. Dưới đây là một số điểm bạn cần chú ý trong quá trình chăm sóc cây chuối cảnh.

1. Ánh sáng

Chuối cảnh nói riêng và họ nhà chuối nói chung đều là những loại cây ưa sáng. Do đó, với những cây chuối cảnh đặt trong nhà, bạn cần để cây ở những khu vực có nhiều ánh sáng như ban công, cửa sổ để tăng khả năng quang hợp cho cây. Nếu buộc phải để ở nơi thiết sáng, mỗi tuần nên mang cây ra ngoài sáng một vài lần mỗi tuần để cây luôn xanh tốt.

2. Nhiệt độ, Độ ẩm

Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các khu vực nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm. Cây khó sống nếu nhiệt độ dưới 11 độ C. Để cây phát triển tốt nên cung cấp đủ ánh sáng mặt trời. Khi đặt cây trong phòng, nên hạn chế đặt gần điều hòa, máy lạnh sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của cây, dễ làm hỏng lá, chết cây.

Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các khu vực nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm

3. Tưới nước

Tán lá cây rộng khiến nước dễ bị bay hơi do đó cần tưới nước đều đặn, thường xuyên. Tuy nhiên, rễ cây chuối cảnh lại rất dễ bị thối và không chịu được ngập úng nên hạn chế tưới quá nhiều nước trong một lần. Phương pháp tốt nhất là chia nhỏ lượng nước và tiến hành tưới nhiều lần cho cây. Vào những tháng mùa đông nên tưới ít nước hơn mùa đông cây ít mất nước.

4. Phân bón

Để cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi, bạn cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Thời gian đầu có thể không cần vì trong đất đã có các chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Sau khoảng 6 tháng, bạn nên bón thêm phân bón hữu cơ vi sinh với liều lượng khoảng 500 gr cho một lần bón. Sau mỗi lần bón nên tưới đẫm nước trên mặt đất để phân có thể ngấm sâu vào trong đất giúp cho bộ rễ nhanh chóng hấp thụ.

Lưu ý: Trước khi bón phân nên mang cây ra chỗ nhiều ánh sáng ít nhất một ngày. Không nên tưới nước chè hay nước bẩn vào gốc cây.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Do lá cây chuối cảnh phát triển nhanh chóng nên các loại sâu bệnh thường tập trung tấn công vào lá. Cần thường xuyên lau bụi khỏi lá cả mặt trước mặt sau để sớm phát hiện các loại sâu bệnh tấn công để có biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là một số bệnh phổ biến.

Bệnh vàng khuyên trắng: Đây là bệnh phổ biến nhất, nhìn rất rõ ở phần thân và rễ cây khiến cây chuối bị thối nhũn. Để điều trị một cách nhanh chóng, nên tiến hành cắt bỏ lá hay cả phần ngọn của cây. Với những cây mới chớm bệnh, cần thay đất mới cho cây và sử dụng thuốc Futanin 50% để phun toàn bộ cây.

Bệnh thối cây do vi khuẩn gây hại: Cây chuối cảnh bị thiếu sáng thường mắc bệnh này và gần như không thể chữa khỏi được hoàn toàn. Nếu cây mắc bệnh, nhanh chóng nhổ bỏ và mang đi chỗ khác, tránh lây lan ra các cây xung quanh. Cách tốt nhất là phòng tránh và hạn chế bệnh phát triển bằng cách bổ sung thêm các loại lân, kali, vi lượng và các loại vitamin cần thiết.

Bệnh rệp: Các loại cây trồng trong nhà thường bị các loại côn trùng nhỏ như rệp, kiến tấn công, chích hút cây làm cây kém phát triển. Nếu ít bạn có thể lau lá, thân để loại chúng ra khỏi cây. Nếu nặng một chút bạn có thể sẽ phải sử dụng đến các loại thuốc chuyên dụng.

VI. Một số hình ảnh về cây chuối cảnh

Ngoài được trồng trong nhà, chuối cảnh rất thích hợp để trồng trong sân vườn, sát bờ tường để làm hàng rào, vừa mát mắt vừa ý nghĩa nữa đấy. Nếu bạn còn băn khoăn có nên trồng cây chuối cảnh trong nhà hay không, hãy xem ngay những hình ảnh về cây chuối cảnh sau đây.

Ảnh

Trên đây là những kiến thức xoay quanh cây chuối cảnh hứa hẹn sẽ giúp bạn trả lời hết những thắc mắc về loài cây này. Ví như cây chuối cảnh có tác dụng gì trong phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây chuối cảnh ra sao? Hy vọng, qua bài viết này bạn có thể tự tay trồng cho mình cây chuối cảnh, giúp làm đẹp không gian sống của gia đình mình. Chúc các bạn thành công!!!

Viết bình luận