Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ mới nhất 2019

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm ướt thường xuyên cho nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virut phát triển, kí sinh trùng làm thành ổ tạo dịch bệnh. Mà như bạn biết đấy, hệ miễn dịch ở trẻ em dường như chưa hoàn chỉnh, sức khỏe kém dễ gây nên các bệnh nhiễm virut. Bởi vậy, y học khuyến cáo phải tiêm vacxin cho trẻ trong từng độ tuổi để chủ động phòng chống dịch bệnh ở trẻ em.

Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ mới nhất năm 2019

1. Cập nhật lịch tiêm chủng vaxcin cho trẻ em mới nhất

Độ tuổi

Loại vaccine

Số liều

Phản ứng sau khi tiêm (ít khi xảy ra, thường tự hết sau vài ngày)

24 giờ sau sinh

Viêm gan siêu vi B

1 mũi 

Đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc

(+ 1 mũi huyết thanh đặc hiệu chống virus B HBIG với trẻ sanh ra từ mẹ bị viêm gan B)

Sau sinh (càng sớm càng tốt)

Lao - BCG   

1 mũi duy nhất (0.1ml)

Sưng nơi tiêm, nổi hạch

02 tháng tuổi

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà (DTaP) - Bại liệt lần (IPV)

Mũi 1

Sốt nhẹ (38 – 38.5 độ C), quấy khóc, sưng nhẹ nơi tiêm, tiêu chảy.

Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB)

Mũi 1

Viêm gan siêu vi B

Lần 1

Rota virus vaccine

Lần 1

Khó thở, thở khò khè, nổi mề đay,  tiêu chảy.

 

Rotarix: 2 liều, trước 6 tháng.

 

Vacxin PCV 13 - Phế cầu Peumococcal Conjugate (nếu có)

Lần 1

Đau, đỏ tại vị trí tiêm. Một số trường hợp có thể bị sốt, buồn ngủ, đau nhức bắp thịt, tiêu chảy.

03 tháng tuổi

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà lần  (DTaP) - Bại liệt lần (IPV)

Mũi 2

 

Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB)

Mũi 2

Viêm gan siêu vi B

Lần 2

Rota virus vaccine

Lần 2

 

Phế cầu PCV (nếu có)

Lần 2

 

04 tháng tuổi

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà lần  (DTaP) - Bại liệt lần (IPV)

Mũi 3

 

Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB)

Mũi 3

Viêm gan siêu vi B

Lần 3

Rota virus vaccine  (nếu là Rotateq)

Lần 3

 

Phế cầu PCV  (nếu có)

Lần 3

 

> 06 tháng tuổi

Vacxin cúm

Trẻ 6 tháng - <9 tuổi: Tiêm phòng cúm cho trẻ 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng (đối với trẻ chưa tiêm cúm lần nào). Sau đó 1 mũi mỗi năm. 

Tiêm phòng cúm cho trẻ ít xảy ra phản ứng. Một vài trường hợp bị sưng tấy tại vị trí tiêm, hắt hơi, đau đầu, chảy nước mũi, viêm họng.

Từ 9 tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi mỗi năm.

> 09 tháng tuổi

Vacxin sởi đơn

1 mũi

Đau hoặc sưng nơi tiêm, sốt nhẹ 1 – 2 ngày.

Từ 12 tháng tuổi

Sởi - Quai bị - Rubella -MMR

Lần 1: bắt đầu từ 12 tháng tuổi.

Sốt nhẹ, đỏ đau tại chỗ tiêm, phát ban.

Lần 2: nhắc lại lúc 4-6 tuổi.

Trẻ đã tiêm sởi đơn lúc 9 tháng, tiêm MMR lúc 15 tháng trở đi.

Thủy đậu

Lần 1: 12 tháng tuổi.

Đau hoặc sưng nơi tiêm, ban đỏ, sốt nhẹ, phát ban.

Lần 2: nhắc lại lúc 4-6 tuổi.

Có thể nhắc lại lần 2 sớm hơn, ít nhất sau 3 tháng từ mũi 1 nếu trẻ dưới 13 tuổi, nhắc lại ít nhất 4 tuần sau nếu trẻ từ 13 tuổi.

Viêm não Nhật Bản (Jevax)

Lần 1: 12 tháng tuổi.

Đau, sưng đỏ vị trí tiêm, sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.

Lần 2: cách 1-2 tuầnsau lần 1.

Lần 3: cách 1 nămsau lần 2.

Tiêm nhắc mỗi 3 năm.

Từ 12 - 15 tháng tuổi

Phế cầu PCV (nếu có)

Lần 4

Từ 16 - 18 tháng tuổi

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà lần (DTaP) - Bại liệt lần (IPV)

Mũi 4

Viêm màng não mủ do Hemophilus influenza B (HiB)

Mũi 4

Từ 24 tháng tuổi

Vacxin phòng não mô cầu Meningococcal A + C.

Lần 1: 24 tháng

Sốt nhẹ, đỏ tại vị trí tiêm. Thường hết trong một vài ngày.

Thương hàn: Typhim

Sau đó chích nhắc mỗi 3 năm.

4-6 tuổi

Tiêm nhắc lại:

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà lần 5 (DTaP)

Bại liệt lần 5 (IPV 5)

MMR lần 2

11-12 tuổi

Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà (Tdap)

Mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ.

Bé gái từ 9 - 26 tuổi

Vacxin HPV phòng ung thư cổ tử cung ở bé gái

3 lần: tháng 0, 2, 6

Buồn nôn, tiêu chảy, sốt nhẹ, đau sưng, ngứ

2. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vacxin

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm phòng, các bậc phụ huynh nên cân nhắc và chuẩn bị những tình huống như sau:

- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ để tránh tình trạng nhiễm trùng.

- Luôn trao đổi với bác sĩ về tình trạng của con em mình về tiền sử mắc bệnh, suy dinh dưỡng để bác sĩ đưa lời khuyên có tiêm chủng cho con em mình hay không.

- Luôn mang theo sổ để bác sĩ theo dõi tình trạng của trẻ và bác sĩ tham vấn và đảm bảo thực hiện đúng lịch tiêm vacxin.

Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vacxin

3. Cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng cho trẻ

- Ngay sau khi tiêm chủng cho trẻ, hãy chờ 30 phút sau để xem tác dụng phụ của thuốc để kịp thời phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy đến với trẻ

- Thông báo cho bác sĩ điều trị khi thấy một trong các dấu hiệu sau:

  • Trẻ khóc và quấy nhiều.
  • Mụn nhọt đỏ xuất hiện, sưng lên.
  • Trẻ khó thở, tím tái.
  • Sưng ngay vị trí viêm vacxin cho trẻ

Cách chăm sóc và theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng cho trẻ

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết Lịch tiêm chủng vacxin cho trẻ mới nhất 2019 và đừng quên để lại bình luận bên dưới để đóng góp ý kiến cho bài viết nhé!!!

Viết bình luận