Cách xác định hướng Đông, Tây, Nam, Bắc
Trong phong thủy, việc xác định bốn phương tám hướng là một việc rất quan trọng. Các bạn cần phải biết cách xác định các hướng Đông Tây Nam Bắc để có thể xây cửa nhà một cách hợp lý và tìm được đường đi trong rừng hoặc trên biển nếu đi lạc… Cùng đến với bài viết này của KienThucVui.vn để biết cách xác định phương hướng Đông Tây Nam Bắc nhé.
Mục lục nội dung
1. Các hướng
Trong địa lý, người ta phân làm bốn hướng chính gọi là Đông (East), Tây (West), Nam (South) và Bắc (North).
Từ 4 hướng chính chúng ta tiếp tục phân ra 4 hướng phụ: Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam.
- Đông Bắc: Hướng nằm giữa hướng Đông và hướng Bắc.
- Tây Bắc: Hướng nằm giữa hướng Tây và hướng Bắc.
- Đông Nam: Hướng nằm giữa hướng Đông và hướng Nam.
- Tây Nam: Hướng nằm giữa hướng Tây và hướng Nam.
Sau khi xác định được các hướng chính thì chúng ta có thể xác định được các hướng phụ còn lại.
2. Cách xác định hướng Đông Tây Nam Bắc
2.1. Xác định phương hướng bằng la bàn
Đây có thể coi là phương pháp phổ biến, lâu đời và chính xác thông dụng nhất cho tới tận ngày nay. La bàn là một dụng cụ định hướng được người Trung Quốc phát minh từ thời nhà Hán. Ban đầu nó được phát mình chỉ dùng để chỉ về hướng Nam được dùng trong các thuật bói toán nhưng về sau nó được phát triển để trở thành công cụ chỉ hướng đặc dụng.
Có rất nhiều kiểu la bàn được phát minh, trong đó kiểu la bàn từ là loại la bàn thông dụng nhất. La bà từ sử dụng kim nam châm đặt trên trụ xoay để xác định phương hướng nhờ từ trường Trái Đất.
Người ta nghiên cứu được rằng tất cả các nam châm mảnh khi được đặt trên một trụ xoay tự do thì một đầu của kim nam châm luôn chỉ về hướng Bắc và đầu còn lại thì chỉ về hướng Nam. Từ đó ta có thể xác định được hai hướng Nam Bắc và từ đó xác định thêm hướng Đông và hướng Tây.
2.1.1. Ký hiệu trên la bàn
Để có thể sử dụng được la bàn một cách chính xác thì các bạn cần phải đọc được các ký hiệu trên mặt của một la bàn.
La bàn bình thường sẽ có dạng mặt hình tròn, trên đó ghi các ký hiệu phương hướng.
Các bạn cần để ý tới các chữ cái in hoa ký hiệu cho phương hướng của la bàn, nó sẽ là các chữ cái viết tắt của tên hướng. Như trong tiếng Việt, thì ta có:
- B: là hướng Bắc
- T: là hướng Tây
- N: là hướng Nam
- Đ: là hướng Đông
Các ghép chữ khác là để chỉ các hướng phụ tướng ứng…
Còn trong tiếng Anh thì ta có:
- Hướng Nam được kí hiệu là S
- Kí hiệu hướng đông là E
- Hướng Bắc được kí hiệu là N
- Hướng Tây được kí hiệu là là W
- Hướng Đông Bắc có kí hiệu là NE
- Hướng Tây Nam kí hiệu là SW
- Kí hiệu của hướng Tây Bắc là NW
Cũng có những la bàn không ký hiệu thêm hướng phụ bởi vì chỉ cần xác định được 4 hướng chính là đủ.
Các vòng số xung quanh chỉ các góc độ lệch hướng khi chúng ta đang cần tìm một phương hướng chính xác nhất.
2.1.2. Sử dụng la bàn
Cách sử dụng la bàn nam châm như sau:
Bước 1: Các bạn đặt la bàn trên một mặt phẳng cố định, song song với mặt đất. Lưu ý rằng vị trí các bạn đặt la bàn phải là một nơi không bị ảnh hưởng bởi từ trường như các thị điện, ô tô, kim loại, điện thoại di động…v.v…
Hoặc các bạn có thể giữ la bàn trên tay để ngắm hướng, nhưng đảm bảo rằng nó nằm ở mặt phẳng song song với mặt đất.
Bước 2: Tiếp đó các bạn nhìn màu sắc của kim nam châm chỉ hướng.
Có một số la bàn sẽ ghi luôn chữ viết tắt Nam và Bắc (South và North) nhưng cũng có rất nhiều kiểu la bàn chỉ bôi màu lên một hoặc cả hai đầu kim chỉ hướng.
Ban đầu la bàn được người Trung Quốc phát minh với định nghĩa là kim chỉ Nam (đầu mũi kim chỉ chỉ về phía Nam) cho nên đầu mũi kim được bôi màu là mũi kim chỉ về phía Nam. Nhưng người Châu Âu thì lại ngược lại, mũi kim được bôi màu của họ là mũi kim chỉ về cực Bắc từ trường hay là hướng Bắc mà chúng ta muốn tìm kiếm.
Phần lớn các la bàn ngày nay đều theo quy ước của người phương Tây cho nên các phần kim có màu hoặc phần mũi của mũi tên sẽ luôn chỉ về hướng Bắc. Hoặc nếu các bạn thấy hai đầu mũi kim đều được bôi màu (phổ biến là kiểu bôi hai màu xanh đỏ) thì phần màu đỏ sẽ luôn là mũi kim chỉ hướng Bắc, còn lại là chỉ hướng Nam.
Bước 3: Xoay la bàn sao chi kim chỉ hướng Bắc (North) chỉ về ký hiệu hướng Bắc trên mặt la bàn.
Bước 4: Xác định hướng nhờ các ký hiệu trên mặt la bàn.
Lúc này, cơ bản là các bạn đã hoàn thành xong công việc định hướng. Theo như các ký hiệu đã biết ở phần trên, các bạn sẽ xác định được đâu là các hướng Đông Tây Nam Bắc.
Hướng Bắc sẽ là hướng có kim chỉ về cũng là hướng ký hiệu chữ B (hoặc chữ N trong tiếng Anh), tương tự như thế chúng ta có thể thông qua các ký hiệu chữ để xác định các hướng còn lại.
2.2. Xác định phướng hướng bằng phần mềm trên điện thoại
Ngoài việc sử dụng la bàn để xác định phương hướng, ngày nay rất nhiều loại điện thoại cũng là công cụ hộ trợ tìm hướng đắc lực.
Trên smartphone ngày nay, do có sự nhiễu sóng bởi tín hiệu điện tử nên các nhà sản xuất sẽ không trang bị cho các bạn một la bàn định hướng nam châm mà họ cài đặt một hệ thống vi cơ điện tử gọi tắt là MEMS hay cảm biến la bàn. Hệ thống này sẽ giúp người dùng cảm nhận từ trường và kết hợp với các hệ thống như GPS hay GLONASS, chúng ta có thể xác định được phương hướng một cách đơn giản.
Không phải loại smartphone nào cũng được trang bị hệ thống này, nó chỉ xuất hiện tùy trong loại máy. Vậy nên khi muốn mua một chiếc điện thoại có thể xác định được phương hướng, tốt nhất các bạn nên tìm hiểu trước hoặc hỏi người bán hàng xem nó có hệ thống cảm biến la bàn hay không.
Nếu điện thoại của các bạn có cảm biến la bàn, vậy thì việc tiếp theo khá đơn giản, các bạn chỉ cần tải phần mềm la bàn về là có thể định hướng Đông Tây Nam Bắc.
Hiện giờ có rất nhiều phầm mềm la bàn khác nhau trên CH Play hoặc Apple Store.
Các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm chúng trên cửa hàng app bằng từ khóa "là bàn" hoặc từ khóa "compass".
Trong các ứng dụng la bàn sẽ có thể tích hợp nhiều kiểu la bàn để các bạn có thể dễ dàng sử dụng, hoặc có nhiều phần mềm còn kết hợp với cả bàn đồ thế giới rất tiện lợi cho việc tìm đường.
Một phần mềm la bàn hữu dụng nhiều khi còn hữu dụng trong việc xác định phương hướng hơn một chiếc la bàn nam châm bình thường khác. Tuy vậy, cảm biến la bàn không thể xác định phướng hướng chính xác một cách tuyệt đối mà nó chỉ giúp bạn định hướng tương đối mà thôi. Nhưng trong phần lớn các trường hợp không chuyên, la bàn số đã đáp ứng được gần hết nhu cầu của các bạn.
2.3. Xác định phương hướng khi không có dụng cụ hiện đại
Trong trường hợp các bạn không có la bàn hoặc thiết bị điện thoại để xác định phương hướng, hoặc giả sử bạn đang lạc trong vùng hoang dã chỉ có thể định hướng bằng các phương pháp thô sơ thì những cách làm sau đây có thể giúp bạn khá nhiều.
2.3.1. Định hướng bằng mặt trời
Mặt trời là công cụ định hướng thiên nhiên thông dụng nhất mà con người chúng ta sử dụng. Thời xưa khi còn chưa được sử dụng những thứ như la bàn, con người cũng định hướng bằng mặt trời hoặc những chòm sao ban đêm. Tuy nhiên việc định hướng bằng chòm sao lại quá phức tạp và cần một số kiến thức thiên văn bên KienThucVui.vn sẽ chỉ hướng dẫn các bạn cách định hướng bằng mặt trời.
Câu nói "Mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây" khái quát định hướng bằng mặt trời rất chính xác. Do Trái Đất tự xoay quanh trục theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nên khi chúng ta đứng dưới mặt đất sẽ luôn thấy Mặt Trời đi từ phải sang trái tức là từ Đông sang Tây.
Vì thế nhờ vào mặt trời mọc ta có thể biết được hướng Đông và mặt trời lặn ta có thể biết được hướng Tây.
Tiếp đó để xác định được hướng Bắc và hướng Nam thông qua hai hướng Đông Tây, các bạn chỉ cần đứng thẳng giang hai tay, tay phải chỉ về phía Đông còn tay trái chỉ về phía Tây, vậy thì hướng Bắc sẽ là hướng nằm ở trước mặt các bạn và hướng Tây sẽ là hướng ngược lại nằm ở phía sau lưng.
Nhưng nếu thấy việc định hướng qua mặt trời khá lâu và mất thời gian do phải chờ hết một ngày thì các bạn có thể dùng hỗ trợ của bóng nắng để hỗ trợ xác định hướng di chuyển của mặt trời. Để làm được điều đó các bạn cần phải có một cây gậy thẳng đứng và một thước đo hoặc một đoạn dây, cành cây đoạn gậy để có một khoảng cách cố định.
Bước 1: Bạn cắm cây gậy thẳng đứng xuống mặt đất và xem bóng nắng mà nó tạo thành.
Bước 2: Đánh dấu một vị trí trên đường thẳng bóng sao cho khoảng cách từ vị trí đó tới gốc cắm gậy bằng với đoạn dây/cành cây/đoạn gậy mà bạn có.
Bước 3: Chờ một khoảng thời gian tầm 30 phút (hoặc các bạn có thể chờ khoảng một tiếng cho chính xác hơn) để mặt trời di chuyển và bóng nắng của các bạn cũng xoay đi xung quanh cột.
Bước 4: Các bạn tiếp tục đánh dấu một điểm trên bóng nắng thứ hai sao cho khoảng cách từ điểm đó tới vị trí cắm gậy bằng với khoảng cách ta đã đo ở Bước 2, hiện tại thì đoạn dây/cành cây/ đoạn gậy đã phát huy tác dụng chính xác của nó.
Nói tóm lại chúng ta cần khoảng cách từ điểm đánh dấu đầu tiên và điểm đánh dấu thứ hai tới gốc cắm gậy phải bằng nhau.
Bước 5: Nối hai điểm 1 và hai với nhau từ đó ta có đường thẳng đi qua 1 và hai đó là đường thẳng chỉ hai hướng Đông và Tây, trong đó hướng Tây là hướng về phía điểm 1 điểm đánh dấu đầu tiên và hướng Đông là hướng về phía điểm 2 điểm đánh dấu thứ hai.
Trên đó là những phương pháp xác định hướng Đông Tây Nam Bắc rất bổ ích mà KienThucVui.vn dành tặng cho quý vị bạn đọc. Hi vọng thông qua đó các bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để xác định được phương hướng đường đi. Chúc các bạn thành công!!!
Viết bình luận