Chuẩn đoán hay chẩn đoán? Cách dùng cho đúng

Tiếng Việt là một ngôn ngữ vô cùng phong phú nên đôi khi sẽ bị nhầm lẫn giữa từ này và từ kia. Trong văn viết cũng sẽ bị nhầm theo văn phong nói. Đơn cử Kien ThucVui.vn đề cập trong bài viết này là "chuẩn đoán" và "chẩn đoán". Vậy từ nào mới chính xác, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Chuẩn đoán hay chẩn đoán là đúng

Phân biệt "chuẩn đoán" và "chẩn đoán"

Xét về ngữ nghĩa của "chuẩn đoán" nhiều bạn đọc giả sẽ định nghĩa được ngay. "Chuẩn" là chính xác, đúng, "Đoán" là khả năng phán đoán, nhận định về một vấn đề. Vậy suy ra "Chuẩn đoán" là từ đúng. Tuy nhiên sự thật là "Chuẩn đoán" không hề có trong kho từ điển Tiếng Việt.

"Chẩn đoán" được định nghĩa là sự xác định tính chất và nguyên nhân của sự vật, hiện tượng, được sử dụng trong nhiều ngành qua nhiều biến thể khác nhau bằng cách sử dụng biện luận, phân tích và kinh nghiệm để phát hiện ra nguyên nhân và kết quả. (Theo Wikipedia).

Phân biệt Chuẩn đoán và Chẩn đoán

Giả sử khi đi khám bệnh ở bệnh viện, bác sĩ có phát hiện ra bệnh của bạn và có ghi trong phiếu kết quả là "Theo chẩn đoán phát hiện bệnh viêm cơ". Trước kia, mọi người vẫn còn mông lung về cách dùng của hai cụm từ "chuẩn đoán" và "chẩn đoán" nhưng ngày nay khi có sự tiến bộ của y học thì "chẩn đoán" được hiểu một cách đầy đủ và sử dụng chính xác hơn trước.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết chuẩn đoán hay chẩn đoán? Cách dùng cho đúng và đừng quên để lại bình luận bên dưới để đóng góp ý kiến cho bài viết nhé!!!

Viết bình luận