Cách ghi thiệp cưới chuẩn và hay nhất

Một buổi hôn lễ thành công tốt đẹp không thể thiếu đi sự chúc phúc của bạn bè và người thân. Do đó, việc chuẩn bị những tấm thiệp cưới, vừa để thông báo đến bạn bè, gia đình hai bên về việc hai người chính thức trở thành vợ chồng vừa thể hiện sự chân thành của cô dâu chú rể với những quan khách được mời là một điều vô cùng quan trọng. Viết thiệp cưới như thế nào là chuẩn xác nhất là thắc mắc chung của rất nhiều cặp đôi. Do đó, trong bài viết này, KienThucVui sẽ cùng bạn khám phá cách ghi thiệp cưới chuẩn và hay nhất.

Cách ghi thiệp cưới chuẩn và hay nhất

1. Cách ghi thông tin về cha mẹ hai bên

Trên mỗi thiệp cưới, thông tin về cha mẹ hai bên là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết nhưng rất dễ mắc phải sai lầm, nhất là với những gia đình theo đạo hoặc có hoàn cảnh cha mẹ đặc biệt.

Đối với gia đình có cha hoặc mẹ đã qua đời hoặc vì một vài lí do mà không thể xuất hiện trong lễ cưới được thì bạn cần phải tham khỏa xem có nên để tên người đó trên thiệp mời hay không.

Trường hợp cha/ mẹ qua đời: Cố phụ: <tên cha>, Cố mẫu: <tên mẹ> hoặc có thể ghi đầy đủ tên cha và tên mẹ kèm ghi chú Đã mất/ Đã qua đời.

Trong trường hợp cha hoặc mẹ mất, người còn lại đã tái giá và bạn sống cùng bố dượng hoặc mẹ kế thì bạn có thể ghi tên mẹ và cha dượng hoặc tên cha và mẹ kế trong thiệp cưới.

Trong trường hợp bạn không tiện ghi cha mẹ, thay vào đó anh lớn trong nhà hoặc chú bác đứng lên đại diện làm chủ hôn lễ của thì bạn có thể để tên của họ.

Cách ghi thông tin về cha mẹ hai bên

2. Tên cô dâu và chú rể

Nếu cô dâu chú rể là con một thì ghi Ái Nữ hoặc Quý Nam

Nếu là con trưởng thì ghi là Trưởng Nữ, Trưởng Nam

Nếu là con thứ thì ghi là Thứ Nam, Thứ Nữ

Nếu gia đình có Đạo thì sẽ tên Thánh trước họ tên cô dâu và chú rể.

Lưu ý:

Thiệp của nhà trai: Tên bố mẹ và chú rể nằm ở phía bên trái, nhà gái sẽ nằm phía bên phải, tên chú rể ở bên trên, tên cô dâu phía dưới. Đối với thiệp nhà gái sẽ viết ngược lại nhằm mục tôn trọng gia đình hai bên.

3. Thông tin về lễ cưới

Thông tin về lễ cưới

Thông tin về lễ cưới sẽ bao gồm thông tin lễ cưới và thông tin tiệc cưới, trên đó có ghi lễ Vu Quy, lễ Tân hôn hay Lễ Thành hôn.

Lễ Vu Quy: Lễ Vu Quy sẽ được tổ chức và diễn ra tại nhà gái, có sự góp mặt của một số người đại diện cho họ nhà trai. Lễ Vu Quy thường được tổ chức trước hoặc cùng ngày rước dâu. Tại cổng hoa của nhà gái cũng được treo bảng tên “Lễ Vu Quy”.

Lễ Tân Hôn: Trong khi buổi lễ diễn ra tại nhà gái là Vu Quy thì buổi lễ được tổ chức tại nhà trai sẽ được gọi là Tân Hôn. Buổi lễ sẽ được diễn ra ngay sau khi nhà trai qua nhà gái làm lễ rồi rước cô dâu về nhà chồng. Buổi lễ sẽ có sự góp mặt của đại diện nhà gái nhưng số lượng sẽ không nhiều, chỉ tầm 7 – 15 người là người thân, ruột thịt của cô dâu. Thời điểm diển ra buổi lễ, cổng hoa và phòng cưới ở nhà chú rể cũng sẽ được treo biển và phông cưới “Tân hôn”.

Lễ thành hôn: Thành Hôn được dùng để chỉ buổi tiệc đãi khách của cả nhà trai và nhà gái. Do đó, bạn cần phải căn cứ vào tính chất của buổi lễ mà ghi thông tin sao cho đúng, tránh thất lễ với những người đến tham dự. Nếu gia đình không quá câu lệ về cách dùng từ thì có thể sử dụng cụm từ “Mời đến buổi tiệc rượu chung vui cùng gia đình”.

Thông tin ngày giờ cử hành hôn lễ: ngày giờ cử hành hôn lễ là ngày làm lễ rước dâu về nhà trai, trong đó ngày giờ cử hành hôn lễ phải viết rõ cả ngày dương lẫn ngày âm để tiện theo dõi. Trong trường hợp tổ chức lễ Thánh ở nhà thờ, cần phải ghi rõ giờ làm lễ và tên Thánh Đường để quan khách đến tham dự và chúc phúc.

Ngày giờ và địa điểm đãi khách: Đây là phần thông tin mà quan khách quan tâm nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến họ, do đó bạn phải ghi thông tin rõ ràng, cụ thể nhất, bao gồm thời gian và địa chỉ chính xác (tên đường, phường, quận). Với gia đình tổ chức tại khách sạn, nhà hàng tổ chức tiệc cưới cần ghi rõ tên và địa chỉ. Để cẩn thận hơn, bạn có thể thêm phần bản đồ trên đó ghi rõ địa điểm nổi bật dễ thấy nhất nơi đã cưới.

4. Ghi tên khách mời sao cho lịch sự

Ghi tên khách mời sao cho lịch sự

Cách ghi tên khách mời có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện thái độ của người mời đối với người được mời. Đối với họ hàng và người thân lớn tuổi như ông bà, cô dì, chú bác, hàng xóm hay những người lớn tuổi khác thì sẽ do bố mẹ hai bên đứng ra mời để thể hiện sự tôn trọng. Với anh chị em đồng vai phải lứa, bạn bè, đồng nghiệp, bạn có thể đứng ra mời bằng cách gửi thiệp hoặc chuyển lời mời trực tiếp.

Với thiệp mời họ hàng: Bên ngoài ghi Kính mời bác A, bên trong ghi Kính mời hai bác và gia đình. Với gia đình có vợ/chồng đã mất chỉ nên ghi một người, tránh gợi lại đau buồn.

Với khách mời là bạn bè: Bên ngoài ghi bạn ABC, bên trong ghi thân mời bạn để hiện thái độ thân thiết, thiện cảm giữa hai bên.

Với khách mời đã có gia đình: Bên ngoài anh/chị [Tên người bạn quen], bên trong ghi Kính mời vợ chồng anh, chị và bé (nếu muốn mời cả gia đình).

Với khách mời độc thân: Bên ngoài sẽ ghi anh/ chị A, bên trong ghi thân mời Anh/Chị A và người thương đến tham dự buổi hôn lễ.

Hy vọng với những kiến thức được tổng hợp phía trên sẽ giúp việc chuẩn bị thiệp của cô dâu chú rể trở nên dễ dàng hơn. Chúc các bạn sẽ hạnh phúc bên người bạn đời đã chọn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Viết bình luận