Tiết Thanh minh là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa tết Thanh minh ở Việt Nam

Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn coi trọng đạo lí "uống nước nhớ nguồn". Thanh minh tuy chỉ là một dịp lễ nhỏ và không giống như Tết cổ truyền nhưng nó lại gắn liền với bổn phận, trách nhiệm, công lao to lớn của tổ tiên.

Tết Thanh Minh là gì Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Thanh minh ở Việt Nam

Thanh minh là gì?

Tết Thanh minh là một định nghĩa có trong công tác lập lịch của các quốc phương Đông mà bắt nguồn từ nền văn hóa lâu đời Trung Hoa cổ đại. Nó nằm trong 24 tiết khí của lịch Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Có một số nơi, Tết Thanh minh được vận dùng nhờ mặt trời tức là dương lịch, và Thanh minh thường rơi vào ngày mùng 4 hoặc mùng 5 tháng 4 dương lịch.

Theo nghĩa Hán – Việt, "thanh" tức là khí trong, mát mẻ, còn "minh" là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân trôi qua, những cơn mưa bụi bay lất phất đã tan đi hết để lại một bầu trời trong xanh, thư thái. Lúc này người ta gọi là sang tiết Thanh minh.

Những hoạt động vào ngày này thường người dân sẽ đi tảo mộ, cắt cỏ, đắp đất thêm lên phần mộ và làm mâm cúng ông bà tổ tiên, những người đã khuất để tưởng nhớ tới họ.

Thanh Minh là gì

Nguồn gốc tết Thanh minh ở Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, Tết Thanh minh bắt nguồn từ Trung Quốc cổ đại. Lật lại những trang sách được ghi lại, ở nước Tấn, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công gặp cảnh loạn lạc phải bỏ đất nước đẻ lưu vong hết nước Tề rồi lại sang nước Sở. Lúc đó, có một hiền sĩ có tên gọi là Giới Tử Thôi theo vua đề bày mưu tính kế giúp vua. Một hôm, đang trên đường đi lánh nạn, thì lương thực hết, Giới Tử Thôi đã phải lén cắt một miếng thịt ở đùi mình để nấu cho nhà vua ăn. Vua ăn xong mới biết, đem lòng mến mộ và cảm kích tấm lòng trung thành của Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi đi theo phụng lệnh  Tấn Văn Công trong mười chín năm, cùng nhau trải qua bao truân chuyên, khó khăn, đắng cay. Đúng là ông trời không phụ lòng người, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu uy nghi trở về làm vua nước Tấn, ban thưởng cho những người có công nhưng lại quên mất ân nghĩa của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không oán giận hay trách gì nhà vua, chỉ coi đó là trách nhiệm của chúng thần phải làm.  Vì vậy, ông đã trở về quê hương đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn lánh xa trần thế.

Tấn Văn Công về sau mới nhớ ra, cho người đi tìm, nhưng sau đó ông không chịu về theo nhà vua, Tấn Văn Công hạ lệnh cho người đốt rừng,vì muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra tuân mệnh, nhưng ông đã không chịu, cuối cùng cả hai mẹ con ông đều chết cháy trong rừng.

Vua thương xót đau buồn và cảm thấy có lỗi đã lập miếu thờ và ra lệnh cho người dân phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm người đã khuất (khoảng từ mùng 3 tháng 3 đến mùng 5 tháng 3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, để tưởng nhớ đến công lao dưỡng dục của ông bà, tổ tiên.

Nguồn gốc tết Thanh minh ở Việt Nam

Ý nghĩa Tết Thanh minh ở Việt Nam

Trong dịp thanh minh, đây là cơ hội để con cháu thắp nén nhang, đốt vàng mã và cúng Thanh minh tưởng nhớ tổ tiên đã khuất. Dù bất kể ai có đi đâu xa, làm gì bận rộn thì cứ đến Tết Thanh minh, họ lại gác lại tất cả để về gia đình tảo mộ, sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ, người thì cuôc lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy cỏ dại và những cây hang mọc lên mộ. Các cụ già thường sẽ khấn vái tổ tiên. Trẻ em cũng sẽ được đi theo cha mẹ để biết được những ngôi mộ gia tiên, sau đó là để tập cho con cháu sự kính trọng tổ tiên của chúng.

Cảm ơn các bạn đã dảnh thời gian theo dõi bài viết và đừng quên để lại bình luận bên dưới để đóng góp ý kiến cho bài viết nhé!!!

Viết bình luận