Tết Trung Thu là gì? Nguồn gốc phong tục, ý nghĩa tết Trung thu ở Việt Nam

Tết Trung Thu là một nét đẹp văn hóa được dân ta gìn giữ qua các triều đại. Tết Trung thu là tết đoàn viên để con cháu nhớ tới ông bà tổ tiên. Nhưng có lẽ không ai trong chúng ta biết rõ về sự tích kì bí cũng như phong tục của ngày Tết trung thu, chỉ biết rằng vào những ngày trăng sáng nhất, tròn nhất người ta hội tụ, quây quần bên mâm cỗ và hát nghêu ngao bài hát Rằm Trung thu bên ánh trăng ấy.

Nguồn gốc phong tục, ý nghĩa tết Trung thu ở Việt Nam

Tết trung thu ở Việt Nam là gì?

Tết Trung thu đúng như tên gọi của nó là được tổ chức vào giữa mùa thu tức là vào Rằm 15 tháng 8 Âm lịch. Không một ai biết Tết Trung thu có từ khi nào vì không có tài liệu, sử sách nào lưu lại gốc tích của ngày này. Có thể nét văn hóa lâu đời này của Việt Nam được du nhập từ phương Trung Quốc, thời mà Bắc đô hộ Việt Nam.

Tết Trung thu là ngày tết riêng cho trẻ em, trẻ em được vui chơi rước đèn ông sao, xem múa lân, ăn bánh trung thu và được phá cỗ đêm trăng.

Nguồn gốc phong tục

Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học thì tết Trung thu ở Việt nam đã có từ lâu đời. Vào những năm 1121 từ thời nhà Lí, Tết Trung thu được bắt đầu tổ chức chính thức ở kinh thành Thăng Long với các trò chơi dân gian như đùa thuyền, múa rối nước và rước đèn. Cho tới thờ Lê – Trịnh thì múa nước được tổ chức cực kì hoành tráng và sôi nổi trong phủ chúa Trịnh.

Nguồn gốc phong tục

Việt Nam từ xa xưa đã là một đất nước gắn liền với nông nghiệp, mọi hoạt động sống đều nhờ vào vụ mùa mà có. Do vậy, ngày Tết Trung thu còn mở hội cầu mưa, ca hát vui chơi. Trong những ngày này, ban ngày thì người dân làm cỗ cúng gia tiên, tối đến thì phá cỗ thưởng nguyệt.  Những mâm cỗ trong ngày tết Trung thu cũng khá đặc biệt: Đầu cỗ là bánh hình mặt trăng, dùng đủ các loại bánh trái hoa quả đầy đủ màu sắc sặc sỡ.

Đồ chơi trẻ con thường dùng trong dịp Tết Trung thu thường là nhũng thứ bồi bằng giấy như sư tử, rồng, tôm, kì lân, ông nghè đất,...

Cứ tối đến sau khi ăn xong, trẻ em từng đám rắt ríu lũ lượt xem kì lân, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, hay lũ lượt lối đuôi nhau rước đèn, rước sư tử.

Trong dân gian, dường như rước đèn, múa sư tử, phá cỗ thưởng nguyệt hay hát đúm là một ngày hội không thể thiếu không chỉ của trẻ em việt nam mà còn cả người dân khắp cả nước.

Ý nghĩa tết Trung thu ở Việt Nam

Vào những dịp Trung thu, cha mẹ, ông bà thường bày cỗ để các con mừng Trung thu, cũng như là dịp cho con cháu vui chơi. Trước nhà, thường sẽ treo lồng đèn, hoặc để trong nhà, tổ chức rước đèn. Ngoài ra đây là dịp để tình yêu gia đình thêm gắn bó khăng khít với nhau hơn.

Cũng như trong dịp này, mọi người mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng gia tiên, tưởng nhớ người thân đã khuất, hay biếu ông bà, cha mẹ họ hàng những chiếc bánh trung thu chứa đựng tình thương yêu, để lan tỏa yêu thương tới mọi người trong dịp lễ đặc biệt này.

Ý nghĩa tết Trung thu ở Việt Nam

Bên cạnh ý nghĩa tết trung thu là dịp vui chơi ngắm trăng của trẻ em, của người dân thì đây còn là dịp để người dân ngắm trăng đoán được vận mệnh của quốc gia, mùa màng. Nếu như trăng thu màu vàng thì năm đó mùa tằm tơ sẽ bội thu, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, bão lụt, và nếu trăng màu cam sáng tức là đất nước thì thịnh trị thái bình và phát triển.

Hiện nay, đất nước và Đảng ta đã có những chính sách cho dân tổ chức những hoạt động vui chơi, giải trí trong dịp Trung thu để trẻ em có dịp phát triển cũng như giải tỏa căng thẳng.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết Tết Trung thu là gì? Nguồn gốc phong tục, ý nghĩa tết Trung thu ở Việt Nam và đừng quên để lại bình luận bên dưới để đóng góp ý kiến cho bài viết.

Viết bình luận