Tết Hàn Thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực

Hằng năm cứ vào ngày 3 tháng 3, nhà nhà đều nhộn nhịp tất bật để chuẩn bị bánh trôi, bánh chay. Người trong dân gian gọi ngày này là Tết Hàn Thực. Theo truyền thống ông cha ta để lại là thế nhưng ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ này có lẽ ít người biết đến. Hãy cùng KienThucVui.vn tìm hiểu về ngày Tết Hàn Thực trong bài viết dưới đây nhé.

Tết Hàn Thực là gì Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực

I. Tết Hàn Thực là gì?

Tết Hàn Thực là một ngày Lễ Tết diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm Lịch hằng năm. Nếu tách nghĩa thì “Hàn” là lạnh, “Thực” là thực ăn. Vậy “Hàn thực” là thức ăn lạnh. Ngày Lễ này thường thấy xuất hiện ở miền bắc của Việt Nam, một số nơi ở Trung quốc và cộng đồng người Hoa trên khắp trái đất.

Tết Hàn Thực là một ngày Lễ Tết diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm Lịch hằng năm

II. Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hàn Thực

1. Nguồn gốc Tết Hàn Thực

Nguồn gốc Tết Hàn Thực

Tương truyền rằng vào đời Xuân Thu, vua nước Tấn là Tấn Văn Công, trong thời đất nước loạn lạc phải gặp cảnh lưu vong, lương nhờ nước Tề, ngày mai thì nước Sở. Lúc bấy giờ có một người hiền sĩ có tên là Giới Tử Thôi đã theo vua bày mưu tính kế giúp vua thoát khỏi cảnh lưu lạc. Một ngày nọ, đang trên đường đi lánh nạn, lương thực đã hết, không còn cách nào khác, Giới Tử Thôi đã phải cắt một miếng thịt trên đùi của mình để dâng hiến cho vua ăn cho đỡ đói. Lúc này Vua đã hỏi ông và mới biết sự tình, vua đem lòng cảm kích và hứa khi trở về nước sẽ ban thưởng hậu hĩnh. Trải qua 19 năm gian lao, vất vả sát cánh bên vua biết bao nguy hiểm thường trực. Mãi về sau này, Tấn Văn Công mới lấy lại được ngai vàng đường hoàng trở về nước Tấn, và đã trọng thưởng cho những công thần có công phò tá vua, nhưng vua lại quên mất Giới Tử Thôi. Ông không oán trách vua vì nghĩ đó là trách nhiệm của mình rồi lặng lẽ về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn, sống cuộc sống bình yên bên mẹ già. Về sau, Tấn Văn Công mới nhớ Tới công thần Giới Tử Thôi và có ý muốn chiêu mộ ông về phò tá mình và ban thưởng cho ông, nhưng Giới Tử Thôi không chịu, Tấn Văn Công đã hạ lệnh cho lính đốt rừng để ép ông nhưng ông nhất định không chịu tuân theo mệnh lệnh và cuối cùng hai mẹ con đã chết cháy trong rừng. Vua vô cùng thương xót và ân hận nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong nhân gian không được đốt lửa trong 3 ngày (từ ngày 3/3 đến 5/3) chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn để ghi nhớ và tưởng niệm tới Giới Tử Thôi.

2. Ý nghĩa Tết Hàn Thực

Ý nghĩa Tết Hàn Thực

Tết Hàn thực theo phong tục của người Việt Nam thể hiện rõ nét những đặc trưng văn hóa, lối sống của người Việt ta. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau bên mâm cơm sum họp. Trên bàn thờ của gia tiên, con cháu thường đặt chiếc bánh trôi, bánh chay để tỏ lòng thành kính hướng về cội nguồn, tổ tiên và biết ơn công sinh dưỡng của cha mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng mỗi chúng ta.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết Tết Hàn Thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Thực và đừng quên để lại bình luận bên dưới để đóng góp ý kiến cho bài viết nhé.

Viết bình luận