Tết Hạ Nguyên (tết mừng lúa mới) là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hạ Nguyên

Hằng năm, Tết Hạ Nguyên được coi như một ngày lễ đặc biệt để cầu an, tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên. Đặc biệt trên mỗi mâm cúng sẽ có xôi gạo mới được nấu thơm ngon, bởi vậy mà ngày này còn được gọi là Tết Cơm mới hay Tết mừng lúa mới. Phong tục Tết Hạ Nguyên được truyền lại qua nhiều đời nay nhưng có lẽ để hiểu về nguồn gốc của ngày ý nghĩa này thì không phải ai cũng biết. Hôm nay, KienThucVui.vn xin chia sẻ tới các bạn đọc giả về ngày Tết Hạ Nguyên này nhé.

Tết Hạ Nguyên (tết mừng lúa mới) là gì Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hạ Nguyên

I. Tết Hạ Nguyên là gì?

Tết Hạ Nguyên diễn ra vào ngày 15 tháng 10 Âm lịch hằng năm, là ngày mà người dân trên khắp mọi miền đất nước cầu bình an cho gia đình, cầu siêu cho những vong linh đã khuất và một phần là nhớ ơn tới tổ tiên, ông bà có công sinh thành, dưỡng dục. Cũng vào ngày này, ở chùa thường rất đông tín đồ phật giáo, tạo nên một bầu không khí đông đúc, nhộn nhịp, khói hương nghi ngút trong tiết trời của ngày Tết Hạ Nguyên.

Tết Hạ Nguyên diễn ra vào ngày 15 tháng 10 Âm lịch hằng năm

II. Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hạ Nguyên

1. Nguồn gốc của Tết Hạ Nguyên

Tương truyền rằng vào ngày rằm tháng 10 âm lịch, Thiên đình cử thần Tam Thanh xuống hạ giới để theo dõi những việc mà người dân làm, bao gồm việc tốt và xấu. Vì vậy, mọi nhà phải thực hiện nghi lễ để vị thần Tam Thanh phù hộ, ban phước lành, tránh kiếp nạn tai ương. Cũng vào ngày Tết Hạ Nguyên nhà nhà người người mua quà và gạo nếp biếu ông bà cha mẹ để tỏ lòng hiếu kính. Trong mỗi mâm cúng của mỗi nhà đều có xôi gạo mới, sắp hương hoa, đèn nến để cúng bái. Do vậy, Tết Hạ Nguyên còn được gọi là Tết Cơm mới.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hạ Nguyên

2. Ý nghĩa Tết Hạ Nguyên

Cầu an, cầu siêu cho người thân

Đây là dịp để mọi người đến chùa cầu bình an, vui vẻ cho những người thân trong gia đình nhất là với ông bà, cha mẹ. Sau khi lễ Phật xong, nhiều nhà còn thăm viếng người thân đã khuất được gửi tro cốt tại chùa và cầu siêu cho họ.

Tưởng nhớ công ơn của chư Phật và tổ tiên

Vào ngày này, nhất là các Phật Tử, họ sẽ tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với công ơn của đức Phật, Bồ Tát trong việc tạo ra, giữ gìn và phát huy tính hướng thiện, trừ ác và nhớ ơn tổ tiên. Do đó, lễ cúng tết Hạ Nguyên thường diễn ra ở chùa để mọi người noi gương đức Phật.

Tưởng nhớ công ơn của chư Phật và tổ tiên

Hướng mọi người đến điều thiện, tốt lành

Thông qua tết Hạ Nguyên, mọi người còn tự nguyện sống hướng thiện bởi đối với con người, không việc gì cao thượng bằng làm việc thiện. Đặc biệt, trong dịp Lễ, nét đẹp này càng được tôn vinh hơn hẳn khi người người, nhà nhà toàn tâm toàn ý cúng kiếng, làm lễ. Đồng thời nhớ đến công ơn to lớn của ông bà tổ tiên, cha mẹ và các thế hệ đi trước.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết Tết Hạ Nguyên (tết mừng lúa mới) là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hạ Nguyên và đừng quên để lại bình luận bên dưới để đóng góp ý kiến cho bài viết nhé.

Viết bình luận