Những loại Trúc cảnh đẹp và phổ biến nhất hiện nay

Trước nay, Trúc luôn được coi là một loại cây mang lại may mắn, tài lộc thể hiện sự kiên cường, bất khuất không ngại sương gió. Ngày nay, trúc được ưa chuộng và trở thành cây cảnh trang trí nội thất, sân vườn có giá trị thẩm mĩ cao. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những loại Trúc cảnh đẹp và phổ biến nhất hiện nay.

Những loại Trúc cảnh đẹp và phổ biến nhất hiện nay

1. Cây Trúc Quân Tử

Cây Trúc Quân Tử

Với vóc dáng mảnh mai, vươn thẳng lên phía trước lại cực dễ chăm sóc, Trúc Quân Tử trở thành cái tên khá quen thuộc cho những ai yêu thích cây cảnh. Do tập tính ưa sáng, cây thường được trồng ở công viên, sân vườn hay dọc theo bờ tường đem đến một không gian sang trọng, mát mẻ và trong lành. Trong phong thủy, Trúc quân tử thể hiện sự uyên bác, trí tuệ tinh thâm, tài trí dù trong hoàn cảnh nào cũng gắng sức vượt qua của người quân tử chính trực.
Trúc quân tử mọc thành bụi, khá thưa, có chiều cao giao trung bình từ 1.5 – 3m. Thân cây khá nhỏ, mọc dài, màu xanh bóng được chia thành nhiều đốt. Lá cây khá nhỏ thường tập trung phần ngọn, bẹ lá ôm thân màu xanh bóng. Trúc quân tử có ra hoa nếu được chăm sóc tốt thường mọc thành từng cụm. Mỗi năm cây chỉ ra hoa một lần duy nhất.

2. Cây Trúc Quan Âm

Cây Trúc Quan Âm

Trúc quan âm hay còn gọi là trúc phật bà, thuộc loại cây bụi, có tốc độ phát triển khá nhanh. Ở điều kiện tự nhiên, cây có thể cao tới 5m. Khác với các loài trúc thông thường, Trúc quan âm có thân tròn mập, dạng sóng, đốt khá ngắn, phình to. Thân cây khá bóng, có màu xanh lục thẫm, khi già sẽ ngả vàng.

Lá cây khá nhỏ, dạng hình mác. Ở phía ngọn, cây mọc ra nhiều nhánh đối xứng nhau giống như phật bà nghìn mắt nghìn tay. Do đó, những người chơi cây cảnh thường trồng loài cây này trong khu vườn của mình với mong muốn đem lại bình an, may mắn và hạnh phúc đến với gia đình. Nếu muốn trồng trong nhà, bạn nên lựa chọn những chậu có kích thước lớn giúp cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

3. Cây Trúc Nhật

Cây Trúc Nhật

Nhắc tới các loại trúc có thể trồng trong nhà không thể không nhắc tới cây Trúc Nhật. Loài cây này có thân khá nhỏ, mềm mại, có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện môi trường. Do đó trong phong thủy, trúc nhật là biểu tượng của sự ngay thẳng, chính trực của người quân tử nhưng không kém phần khéo léo, mềm mại và uyển chuyển. Với sự sang trọng, trang nhã cùng màu xanh mướt, loài cây này còn được cho là sẽ đem đến sự may mắn cho gia chủ.

Trúc Nhật không chỉ là cây cảnh trong nhà tốt cho phong thủy mà còn tốt cho quá trình quang hợp. Cây có tác dụng thanh lọc và điều hòa không khí, tạo không gian xanh, cho cảm giác mát mẻ và dễ chịu vào những ngày nắng nóng. Nếu bạn sợ trồng cây trong nhà sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây, hãy đem chúng phơi nắng khoảng 3 tiếng mỗi tuần hoặc đặt chúng ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.

4. Cây Trúc Phú Quý

Cây Trúc Phú Quý

Xét về kích thước, tốc độ sinh trưởng và ý nghĩa phong thủy, cây Trúc phú quý xứng đáng là loại cây cảnh phong thủy được ưa chuộng nhất họ nhà Trúc. Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta, do đó phát triển khá rộng rãi và phổ biến.

Khác với các loài trúc khác, Trúc phú quý có hình dáng khá lạ lẫm và bắt mắt. Phần thân cây khá dẻo, mọc thẳng đứng, gồm nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau khoảng 2 – 3 cm, có màu xanh đậm hoặc vàng nhạt. Cây không có cành, lá mọc thành từng chùm.

Trúc Phú quý ưa sống trong môi trường có nhiều bóng mát, không chịu được nắng nóng đặc biệt dưới ánh nắng mặt trực tiếp, thích hợp trồng trong nhà. Nếu trong điều kiện chăm sóc tốt, chiều cao có thể đạt tới 50cm thường được cắt tỉa để đan thành những hình dáng đẹp. Theo quan niệm Á Đông, cây là biểu tượng của sự tốt lành.

5. Cây Trúc Cần Câu

Cây Trúc Cần Câu

Trúc cần câu hay còn được gọi là cây trúc bạch. Cây có phần thân thẳng đứng, hình trụ tròn với đường kính từ 2 – 3 cm, càng lên cao càng nhỏ dần, cong vút. Giống như trúc quân tử, thân cây trúc cần câu chia thành nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau khoảng 25-30 cm. Phần thân cây thường mọc ra nhiều cành nhỏ, lá sẽ mọc trên các cành nhỏ đó.

Trúc cần câu được chia thành hai loại là trúc cần câu vàng và trúc cần cây xanh, thường được sử dụng vào việc trang trí nhà cửa sân vườn hay chế tạo các đồ thủ công mĩ nghệ. Người ta thường khuyến khích mọi người cắt tỉa cành trúc cần cây không chỉ để tạo độ thông thoáng mà còn giúp chúng tăng trưởng tốt hơn, hạn chế được sâu bệnh. Cây không đòi hỏi quá nhiều thời gian chăm sóc, chỉ cần tưới nước trong khoảng cho phép là được.

6. Cây Trúc Mây

Cây Trúc Mây

Cây có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, thường được dùng cho việc trang trí nhà cửa, trang trí nội thất. Vì là loại cây dễ trồng, có khả năng sống tốt trong điều kiện văn phòng, nhà ở, được những người chơi cây cảnh hết sức ưa chuộng. Trúc mây thường mọc thành các bụi lớn, có chiều cao trung bình 1 - 2m, lá kép được chia thành 5-10 lá phụ, có màu xanh đậm.

Cây có khả năng thải độc không khí cực tốt, đặc biệt là amoniac – một loại độc tố làm tăng tỷ lệ ung thư. Trong phong thủy, trúc mây là biểu tượng cho sự gắn bó, bền chặt giữa các thành viên trong gia đình.

7. Trúc Bách Hợp

Trúc Bách Hợp

Trúc bách hợp hay còn gọi là cây phất dụ trúc. Thân cây khá là cứng, có màu nâu, sần sùi gồm nhiều vết lõm. Lá cây mọc khá nhiều, thường mọc thành từng bụi nhỏ trên thân hình bầu dục thuôn nhọn ở phần đầu có màu xanh bóng. Cây có khả năng chịu bóng bán phần, nhu cầu nước lại không lớn lắm, rất thích hợp để làm cây cảnh trang trí nội thất văn phòng.

Ngoài có tác dụng thanh lọc không khí, hút hết bụi bẩn giúp không gian sống luôn trong lành, cây trúc bách hợp còn mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy cũng như nhiều may mắn cho gia chủ. Chính vì lẽ đó cây nhận được sự yêu thích của rất nhiều người trồng.

Trên đây là những loại Trúc cảnh đẹp và phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với một số đặc điểm và công dụng của từng loại mà chúng tôi đề cập trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng chọn cho mình một chậu trúc phong thủy, phù hợp với gia đình mình.

Viết bình luận