Mã vạch Barcode là gì? Những kiến thức cần biết về Barcode

Ngày nay, khi đi mua bất kỳ hàng hóa nào, bạn cũng đều thấy ở bao bì sản phẩm một mã vạch. Vậy đó là gì? Tác dụng như thế nào? Hãy cùng KienThucVui.vn đi tìm hiểu kỹ hơn về những mã vạch này nhé.

Mã vạch Barcode

1. Mã vạch Barcode là gì?

Mã vạch trong tiếng Anh là Barcode- công nghệ thu thập dữ liệu và nhận dạng sản phẩm, dựa vào một mã số hoặc một chữ số. Mã vạch Barcode gồm dãy vạch có độ lớn nhỏ khác nhau, xen kẽ là các khoảng trống song song và các con số, được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để các máy đọc mã vạch, máy quét có thể nhận dạng chúng.

Máy quét mã vạch thu nhận thông tin từ mã số mã vạch và đây là loại máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt, sau đó chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.

Mã vạch Barcode bao gồm các thông tin sau: thông tin về kích thước sản phẩm, nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, nơi kiểm tra…..

Mã vạch Barcode bao gồm thông tin về kích thước sản phẩm, nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp

2. Những kiến thức cần biết về Barcode

2.1. Lịch sử mã vạch Barcode

Năm 1984, Norman Joseph Woodland và Bernard Silver đã phát minh ra mã vạch khi còn là sinh viên trường Đại học tổng hợp Drexel. Đầu tiên, họ sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng, sau đó họ chuyển sang sử dụng dạng "điểm đen" của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm.

Năm 1952, họ tiếp tục xây dựng và thiết kế thiết bị đọc mã vạch. Thiết bị này gồm một đèn dây tóc 500 W và một ống chân không nhân quang tử được sản xuất bởi RCA cho các phim có âm thanh.

Lịch sử mã vạch Barcode

Năm 1973, Woodland ở IBM đã phát triển mã vạch tuyến tính như là mã sản phẩm chung. Vào tháng 6 năm 1974, tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio, 10 thanh kẹo cao su Juicy Fruit của Wrigley đã được bán bằng cách sử dụng đầu đọc mã vạch.

Năm 2004, mã vạch nano được sản xuất bởi Nanosys Inc.

2.2. Các phương thức biểu đạt tượng trưng của mã vạch

Biểu đạt tượng trưng là việc chuyển đổi giữa thông tin của thông điệp và mã vạch. Phân loại quy trình biểu đạt tượng trưng theo 2 loại sau:

-.Liên tục hay rời rạc: các ký tự liên tục tiếp giáp với nhau, với ký tự đầu tiên bắt đầu bằng vạch và ký tự sau kết thúc bằng khoảng trống hoặc ngược lại. Đối với ký tự biểu đạt tượng trưng rời rạc thì bắt đầu và kết thúc bằng vạch, bỏ qua không gian giữa các ký tự, cho đến khi thiết bị đọc coi nó đủ rộng để kết thúc.

- Hai hay nhiều độ rộng các vạch: biểu đạt tượng trưng hai độ rộng là rộng hay hẹp. Việc nhận dạng ký tự không căn cứ vào vạch rộng rộng bao nhiêu lần so với vạch hẹp. Còn đối với biểu đạt tượng trưng nhiều độ rộng, các vạch và khoảng trống là các bội số của độ rộng cơ bản gọi là module. Có 4 độ rộng phổ biến là 1, 2, 3 và 4 module.

2.3. Các loại mã vạch Barcode

Mã vạch có nhiều chủng loại khác nhau và tùy vào dung lượng thông tin, mục đích sử dụng, dạng thức thông tin… người ta chia làm nhiều loại: Code 11, Farmacode or Code 32, Codabar, Code 25 – Non-interleaved 2 of 5, CPC Binary, EAN 2, DX film edge barcode, Facing Identification Mark, CrontoSign, Color Construct Code, Aztec Code, DataGlyphs, Data Matrix, MaxiCode, QR code, SPARQCode, High Capacity Color Barcode…

Tuy nhiên, có thể phân loại mã vạch về 2 loại cơ bản như sau:

2.3.1. Mã vạch một chiều (1D) tuyến tính hay còn biết đến là mã vạch tuyến tính

Mã vạch Barcode một chiều

Đây là dạng mã vạch có các đường thẳng song song với nhau và có độ rộng chênh lệch với nhau. Mã vạch 1D được sử dụng rộng rãi nhất là EAN-UCC, mã này được sử dụng phổ biến ở hầu hết các sản phẩm trên thế giới.

2.3.2 Mã vạch hai chiều hay còn gọi là mã ma trận

Mã vạch Barcode hai chiều

So với mã vạch 1D thì nó có ưu điểm là lưu trữ nhiều thông tin hơn, tiêu biểu là mã QR code chúng ta hay dùng điện thoại để quét hoặc đăng nhập các ứng dụng mobile, máy tính.

3. Bảng mã vạch của các nước trên thế giới

3.1. Dưới đây là bảng mã vạch cụ thể của các nước, quốc gia trên thế giới đã tổng hợp lại

Bảng hệ thống mã vạch các quốc gia trên thế giới

3.2. Cách để xem xuất xứ sản phẩm qua mã vạch

Xem xuất xứ sản phẩm qua mã vạch

Dựa vào bảng mã vạch đã có ở trên, bạn chỉ cần dò 2-3 con số ở đầu sản phẩm. Ví dụ như bình sữa mình vừa mua xong. Các bạn chú ý nhìn mã dán mã vạch có số 49 ở đầu tiên. Dựa vào bảng ở trên ta có thể thấy mã 49 là mã vạch, barcode của Nhật Bản. Vậy là bình sữa mình vừa mua được sản xuất tại Nhật Bản. Tương tự như thế bạn áp dụng các sản phẩm có in mã vạch khác.

Hy vọng qua bài viết này, KienThucVui.vn có thể giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc về mã vạch Barcode. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này nhé!!

Viết bình luận