Cây Hạnh Phúc - Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc
Mục lục nội dung
Nếu bạn chưa biết nên trồng cây gì để trang trí nội thất gia đình, bàn làm việc chúng tôi xin để cử đến bạn cây Hạnh Phúc. Không chỉ sở hữu một cái tên đẹp và sâu sắc không chỉ mang đến niềm vui, sức khỏe mà còn đem đến tài lộc cho gia đình. Để bổ sung kiến thức về loài cây này, hãy tham khảo ngay bài viết Hạnh Phúc – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc sau đây.
I. Đặc điểm cây Hạnh phúc
Cây Hạnh phúc còn được gọi với cái tên khoa học là Radermachera sinica, một loài cây thân gỗ thuộc chi Heteropanax. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, dễ dàng tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới. Chứng kiến vẻ đẹp của cây khi ra hoa với những tán lá dày, xanh mướt, người xưa đã quyết định mang giống cây này về trồng tại nhà như một món trang trí.
Thân cây Hạnh phúc có màu nâu đen, xù xì với các mảng bọc phía bên ngoài. Cây có thể cao đến 3m trong môi trường tự nhiên. Lá cây có màu xanh non, đậm dần khi trưởng thành, bề mặt bóng loáng. Lá cây thường mọc xum xuê thành cành hoặc trên thân chính của cây, thường mọc 3 lá tạo thành hình trái tim. Cây thường ra hoa vào mùa xuân và mùa hè; hoa mang màu trắng tinh khôi, sau khi đơm hoa cây sẽ ra quả dáng hình đậu.
Cây Hạnh Phúc thuộc loại cây chịu nắng bán phần, không thích hợp với trời nắng gắt, có thể sống trong môi trường thiếu sáng hoặc ánh đèn huỳnh quang. Cây có chiều cao trung bình, sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên và chậm hơn trong môi trường nhân tạo, làm cảnh.
II. Tác dụng của cây Hạnh phúc
Với ưu điểm dáng đẹp, cành lá xum xuê cùng cái tên khá là sâu sắc, cây Hạnh phúc rất thích hợp trong trang trí nhà cửa, tô điểm thêm không gian xanh của gia đình. Do cây có nhiều kích thước khác nhau, sống lâu và phát triển chậm, rất thích hợp để làm cây để bàn, đặt tại phòng khách, tiền sành, hành lang, sân vườn cho đến các quán café, nhà hàng, khách sạn, …
Lá cây xanh, bóng tạo một cảm giác tươi mới, đầy sức sống cho chính ngôi nhà và văn phòng của bạn. Màu xanh của lá có khả năng làm dịu mắt rất tốt, thích hợp để đặt trên bàn làm việc. Ngoài ra cây còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn ô nhiễm, giúp không gian sống, làm việc của bạn luôn trong lành.
III. Ý nghĩa cây Hạnh Phúc trong phong thủy
Lá cây xum xuê xanh mát cùng những khóm hoa mọc sát cạnh nhau bao bọc lấy nhau trong phong thủy là biểu hiện của sự gắn kết các mối quan hệ, giúp các thành viên trong gia đình đoàn kết, hòa thuận, giữ gìn hòa khí chung.
Trồng cây Hạnh phúc trong nhà sẽ đem đến sự may mắn, hạnh phúc, sung túc đủ đầy cho gia chủ. Với những ai gặp khó khăn trong cuộc sống, trồng cây Hạnh phúc trong nhà sẽ giúp mang lại niềm tin, hy vọng để hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Một chậu cây Hạnh phúc làm quà tặng trong dịp cưới hỏi cũng là một lựa chọn không tồi thay lời chúc ý nghĩa cho các cặp đôi.
Một cây Hạnh phúc xanh mơn mởn, tràn đầy sức sống như gió xuân, là loài cây tượng trưng cho niềm tin yêu và hy vọng. Là cây cảnh mang phong cách sang trọng, giúp tôn lên sự đẳng cấp, tinh tế và độc đáo trong tính cách của người trồng.
IV. Cây Hạnh phúc hợp mệnh gì, tuổi gì?
Nhìn chung cây Hạnh phúc không kén phong thủy, bất cứ con giáp nào trồng cây Hạnh phúc cũng đều mang lại sự cát tường, may mắn, hòa hợp và hạnh phúc.
Cây có màu xanh đậm cùng những chìm hoa trắng sáng hoặc vàng nhạt bao quanh cả cây rất hợp với mệnh Kim. Khi trồng cây Hạnh phúc trong nhà sẽ giúp người mệnh Kim cân bằng lại cuộc sống, giúp họ thư thái và có nhiều động lực làm việc hơn. Trong phong thủy, Kim sinh Thủy nên đây cũng là cây phù hợp với người mệnh Thủy, đem đến cho mệnh này nhiều may mắn, tài lộc và yên ấm.
Theo các chuyên gia về phong thủy, các mệnh còn lại cũng có thể lựa chọn cây hạnh phúc để trang trí nội thất, văn phòng. Bạn có thể đặt loại cây này trên bàn làm việc, góc học tập hay nơi văn phòng, tạo cảm giác thư thái tươi mới và tạo không khí làm việc tích cực hơn.
V. Cách trồng cây Hạnh phúc
Cây Hạnh phúc là một loài cây thân gỗ, có sức sống khá mãnh liệt, bạn có thể trồng mới quanh năm. Thế nhưng, bạn đã biết trồng loại cây này hay chưa? Hãy tham khảo ngay phương pháp sau đây nhé.
Đất trồng: Cây Hạnh phúc ưa trồng trên đất tơi xốp, màu mỡ vì thế trước khi trồng bạn nên trộn đất với xơ dừa, đất thịt, chấu cùng các loại phân tổng hợp để tăng chất dinh dưỡng cho cây.
Chọn cây: Nên chọn những cây không sâu bệnh, cành mập mạp với những cây để bàn thì nên chọn những cây không bị vỡ bầu. Những cây có kích thước lớn, rễ cây phát triển bình thường bạn có thể mua cây giống tại các cửa hàng bán cây cảnh uy tín.
Trồng cây trên đất: Khi trồng cây trên đất, bạn nên đào hố rộng khoảng bằng 3 lần đường kính, sâu bằng chiều cao của bầu cây. Tiến hành xé phần Nilon bầu, đặt cây xuống, lấp đất lại nhưng không nén quá chặt. Tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm cho cây và sau vài ngày cây sẽ bén rễ và sinh trưởng bình thường.
Trồng cây trong chậu: Vì là cây thân gỗ, bạn nên chọn các loại chậu có khả năng thoát nước tốt để cây không bị ngập úng. Tiến hành lót một lớp đất nền khoảng 1/3 chậu. Đặt cây vào giữa chậu, lấp đất lại như bình thường, tưới nước thường xuyên để cấp ẩm cho cây.
Chiết cành: Để cây con sinh trưởng nhanh, bạn nên nhân giống bằng cách chiết cành. Phương pháp chiết cành tương tự đối với các loại cây khác. Nên chọn cành khỏe mạnh, lá xanh, không sâu bệnh. Tiến hành khoanh vỏ, đắp bầu; khi bào cành ra rễ, cắt và trồng vào chậu, tưới nước thường xuyên cây sẽ sống tốt.
VI. Cách chăm sóc cây Hạnh phúc
Ngoài trồng cây, bạn cũng cần chú ý một số điều sau đây để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhất, đặc biệt có thể khiến cây ra hoa.
Tưới nước: Cây Hạnh phúc ưa ẩm, bạn nên thường xuyên duy trì độ ẩm cho đất. Nếu đặt cây ngoài trời, bạn nên tưới nước đều đặn ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tốt. Nếu trồng trong chậu, đặt trong văn phòng nơi ít tiếp xúc với ánh nắng, bạn có thể tưới nước 3 lần mỗi tuần. Bạn cũng nên quan sát đất trồng để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp tránh cây không đủ nước dẫn đến khô, héo hay quá nhiều khiến cây bị ngập úng.
Ánh sáng: Nên đặt cây ở vị trí nhiều ánh sáng nhưng không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Cây rất thích ánh sáng buổi sớm, do đó, mỗi tuần bạn nên cho cây phơi nắng sớm khoảng 1 tiếng để kích thích cây quang hợp. Ở nhiệt độ từ 18 - 28 độ C, cây sinh trưởng và phát triển tốt, trên 40 độ C, cây sẽ bị mất nước và dần héo đi.
Dinh dưỡng: Cây có sức sống mãnh liệt nên không cần phải bón phân quá nhiều. Khoảng 4-5 tháng, nên bón 1 lần. Bạn có thể sử dụng phân NPL, trộn thêm các loại phân chuồng, mùn cưa để tăng dinh dưỡng cho cây. Khi cây ra hoa cần bón thêm ít phân kali rồi khi cắt hoa cần bón thêm phân DAP.
Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình chăm sóc cần nhanh chóng phát hiện và loại bỏ những nhánh cây kém phát triển, những cây bị bệnh rầy, đốm lá, thối rễ, giúp cây sinh trưởng hiệu quả. Nếu cây bị năng bạn có thể mua thuốc trị sâu, rầy về phun.
VII. Một số hình ảnh về cây Hạnh phúc
Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cũng như tìm kiếm các chậu cây Hạnh phúc để tham khảo, chúng tôi xin gửi tặng đến bạn một số hình ảnh sau đây. Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài cây này.
Ảnh cây Hạnh phúc Bosai
Ảnh cây Hạnh phúc đẹp
Ảnh cây Hạnh phúc gốc lớn trang trí văn phòng
Ảnh cây Hạnh phúc phong thủy
Ảnh cây Hạnh phúc
Cách trồng cây Hạnh phúc
Cây Hạnh phúc bonsai để bàn
Cây Hạnh phúc cỡ trung
Cây Hạnh phúc để bàn dáng Bonsai
Cây Hạnh phúc đẹp, phát triển khỏe mạnh
Cây Hạnh phúc hợp với người mệnh gì
Cây Hạnh phúc hợp với tuổi gì
Cây Hạnh phúc kèm tiểu cảnh đẹp
Cây Hạnh phúc làm đẹp khộng gian
Cây Hạnh phúc món quà ý nghĩa cho người thân
Cây Hạnh phúc ra hoa
Cây Hạnh phúc thân trụ
Cây Hạnh phúc trang trí nội thất
Cây Hạnh phúc văn phòng
Cây Hạnh phúc với gốc lớn
Chăm sóc cây Hạnh phúc trồng trong nhà
Chậu cây Hạnh phúc Bonsai cực đẹp
Chậu cây Hạnh phúc kèm tiểu cảnh đẹp nhất
Chậu cây Hạnh phúc kèm tiểu cảnh mini
Hình ảnh chậu cây Hạnh phúc đẹp
Lợi ích khi trồng cây Hạnh phúc
Mẫu cây Hạnh phúc để bàn
Mẫu chậu cây Hạnh phúc để bàn đẹp
Vị trí đặt cây Hạnh phúc đẹp lại may mắn, tài lộc
Trên đây là bài viết cây Hạnh phúc – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc. Hy vọng với lượng kiến thức trên đây sẽ giúp bạn có những chậu cây khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, sớm đơm hoa kết trái. Chúc các bạn thành công!!!
Viết bình luận