Các vấn đề liên quan khi thành lập công ty tại Việt Nam bạn nên biết

Thành lập công ty - hiện thực hóa giấc mơ kinh doanh của mình là một quyết định hết sức quan trọng. Những điều cần biết trước khi thành lập công ty tại Việt Nam tổng hợp dưới đây đều là những nội dung cơ bản và rất quan trọng trong lĩnh vực pháp lý mà bạn cần thực hiện khi tiến hành đăng ký thành lập công ty.

I. Điều kiện cần để thành lập công ty tại Việt Nam

Để thành lập công ty tại Việt Nam (setup company in vietnam) bạn cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện dưới đây:

  • Người đại diện pháp luật, chủ sở hữu công ty: Là người đủ 18 tuổi, có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn và không nằm trong nhóm đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện cần để thành lập công ty tại Việt Nam

  • Địa chỉ công ty: Có địa chỉ được xác định, không thuộc chung cư để sinh sống.
  • Tên công ty: Tên công ty không bị trùng hoặc có nhầm lẫn với tên của các công ty đã thành lập trước đó.
  • Vốn điều lệ: Xác định vốn điều lệ để đăng ký kinh doanh, đây là số vốn do chủ sở hữu, thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định được ghi rõ trong điều lệ của công ty.
  • Xác định rõ ngành nghề kinh doanh trước khi thành lập công ty.
  • Xác định loại hình công ty: Chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp dựa trên các tiêu chí về thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế và quy mô doanh nghiệp nhằm đáp ứng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

II. Lưu ý khi thành lập công ty tại Việt Nam

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Căn cứ vào quy mô, chiến lược kinh doanh mà lựa chọn 3 loại hình phổ biến để đầu tư: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Đặt tên công ty

Việc đặt tên doanh nghiệp không ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh mà chỉ tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp cụ thể:

  • Công ty cổ phần và tên riêng
  • Công ty TNHH và tên riêng

Bạn có thể lựa chọn tên doanh nghiệp phù hợp với sản phẩm kinh doanh, tên riêng miễn không trùng lặp gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác.

2. Ngành nghề kinh doanh

Khi thành lập công ty, mọi người thường có xu hướng đăng ký nhiều mã ngành nhằm tránh tình trạng phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề quá trong quá trình hoạt động sau này. Dù số lượng ngành nghề kinh doanh không bị giới hạn, nhưng việc đăng ký quá nhiều ngành nghề không cần thiết cho mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp có thể gây ra khó khăn trong quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh.

Lưu ý khi thành lập công ty tại Việt Nam

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như sản xuất thực phẩm chức năng, phòng khám bệnh, buôn bán,.. Không yêu cầu các giấy tờ pháp lý về ngành nghề khi nộp hồ sơ thành lập. Tuy nhiên, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần phải xin giấy phép con thì mới có thể hoạt động ngành nghề đó.

III. Vốn điều lệ

Hiện nay, pháp luật không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề có điều kiện cần phải đảm bảo vốn ký quỹ, vốn pháp định cũng như vốn điều lệ của công ty.

Người đại diện pháp luật của công ty

Khi thành lập công ty bạn cần xác định cá nhân đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp để phụ trách các công việc như ký giấy tờ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về doanh nghiệp của mình.

Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà người đại diện theo pháp luật có thể giữ các vị trí, chức danh như chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, hội đồng quản trị.

Hiện tại, pháp luật chưa có quy định về mức vốn thấp nhất mà người đại diện theo pháp luật sở hữu đó là:

  • Một người có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Người đại diện pháp luật có thể góp vốn hoặc được thuê làm người đại diện.

Hy vọng, nội dung chia sẻ về những thông tin cần nắm khi thành lập công ty tại Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn trong quá trình startup. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến việc thành lập công ty, hãy để lại lời nhắn dưới phần bình luận để được hỗ trợ chi tiết nhất.

Viết bình luận