Cây Cau Cảnh - Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Theo quan niệm dân gian, cây cau chính là loại cây biểu hiện cho ân nghĩa, sự thủy chung mang lại năng lượng tốt đẹp cho mọi gia đình. Mặc dù giàu ý nghĩa phong thủy nhưng cây cau dân gian vẫn trồng có kích thước lại khá lớn, không thích hợp để trồng trong nhà. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn loại cây cau cảnh đáp ứng hết thảy các tiêu chí mà bạn mong muốn của một cây cảnh phong thủy. Còn bây giờ, mời bạn cùng khám phá Cây Cau Cảnh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc.

Cây Cau Cảnh - Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

I. Đặc điểm của cây cau cảnh

Cây cau cảnh hay còn được gọi là cây cau vàng, cây kiểng vàng, có tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens. Có nơi cho rằng cây cau cảnh chính là cau Nhật vì có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản. Một số nơi khác lại khẳng định cây có nguồn gốc từ hai vùng đảo Reunion và Morris. Tất cả hiện nay mới chỉ dừng lại ở giả thiết, chưa có kết luận cuối cùng. Hiện tại, cây được trồng khá nhiều ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Cây cau cảnh có hình dáng khá đẹp, thân cứng cáp thẳng đứng, lớn ở gốc và nhỏ dần lên ngọn, thân chia thành nhiều lớp có phấn trắng bên ngoài. Cây có chiều cao trung bình, từ 0.8 – 1.5m. Các tàu lá cây mọc từ thân chính, đối xứng nhau, tỏa đều, xanh mướt, khi già sẽ ngả sang vàng. Ở giữa lá có thân cứng màu vàng.

Với loài cau thông thường, hoa sẽ có màu trắng tỏa hương thơm ngát, quả có màu xanh khá lớn. Cau cảnh thì lại khác, cây rất khó ra hoa, một năm ra hoa từ 1 – 2 lần. Cụm hoa dạng mo cuống chung, màu vàng nhạt, khi nở tỏa mùi hương thơm ngát. Quả cau cảnh có kích thước khá nhỏ, tròn, có màu vàng, khi chín ngả đỏ.

II. Ý nghĩa phong thủy của cây cau cảnh

Ý nghĩa phong thủy của cây cau cảnh

Nhờ có tốc độ sinh trưởng nhanh, tán cây xòe rộng, cành lá sum xuê, xanh tốt, cây cau cảnh được xếp vào nhóm cây cảnh phong thủy có tác dụng đem lại may mắn, niềm vui, tài lộc cho gia chủ.

Khi trồng trước nhà, cây còn có ý nghĩa là sự án ngữ, bảo vệ ngôi nhà khỏi những điều xấu xa, xua tan những nguồn năng lượng độc hại. Đặc biệt cây cau còn có thể khai thông vượng khí, giúp người trồng may mắn phát tài. Khi trồng trong nhà sẽ mang ý nghĩa của sự bình yên, xua đuổi tà ma, những điềm xui xẻo, hướng tới những điều tốt đẹp nhất.

Màu xanh mướt của lá cây chính là màu bản mệnh của hành Mộc và màu tương sinh của hành Hỏa. Do đó, người hai mệnh Mộc và Hỏa đều có thể trồng cây cau cảnh trong nhà. Người mệnh Mộc trồng để tiếp thêm năng lượng, người mệnh Hỏa trồng để thêm may mắn.

III. Tác dụng của cây cau cảnh

Với hình dáng nhỏ gọn, những tán cây xòe rộng như đuôi công cực bắt mắt, do đó cây thường được sử dụng để trang trí không gian sống. Giúp người ngắm cảm thấy thoải mái, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi khi học tập và làm việc.

Cau cảnh có khả năng hấp thu khí độc, NASA cũng đã khẳng định cau cảnh có tác dụng loại bỏ các chất như benzen, formaldehyde, trichloroethylene, xylene, toluene, ammonia, … giúp cho không gian sống và làm việc của bạn luôn tươi mát giàu năng lượng. Ngoài ra, cây còn giúp bảo vệ mắt con người vì nó có khả năng hút các tia bức xạ rất tốt.

Cây có khả năng điều hòa và cấp ẩm không khí - một tác dụng ít loại cây nào có được. Theo Tiến sĩ BC Wolverton, cây cau cảnh sẽ truyền vào trong không khí 1 lít nước trong ở 24 giờ nếu cây đạt độ cao 1.8m. Trong phòng điều hòa bạn có thể đặt loại cây này nhằm tránh gây khô hại cho da.

IV. Cách trồng cây cau cảnh

Cách trồng cây cau cảnh

Trước khi tiến hành trồng cây cau cảnh, bạn cần chú ý một số điểm sau đây:

1. Cây giống

Có hai phương pháp nhân giống phổ biến nhất để nhân giống cây cau cảnh là bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành. Phương pháp gieo hạt bằng hạt giống tuy đơn giản nhưng mất khá nhiều thời gian. Do đó người ta thường dùng phương pháp chiết bẹ lá từ gốc. Nếu bạn có đủ thời gian thì có thể gieo hạt.

Với phương pháp gieo hạt, bạn nên chọn các hạt cau già, không bị bệnh hay sứt mẻ. Khi quả cau khô lại, gieo vào đất ẩm, đặt ở nơi thoáng mát. Tiến hành tưới nước thường xuyên đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cây nảy mầm. Khi cây con nhú khỏi mặt đất bạn có thể điều chỉnh lại lượng nước tưới.

Nhân giống cây con bằng phương pháp chiết cành sẽ tốn ít thời gian hơn, cây con sẽ phát triển mạnh khỏe hơn. Với phương pháp này, nên chọn các bẹ lá đã phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Đem cành chiết giâm vào đất ẩm giàu dinh dưỡng. Để cây phát triển nhanh, bạn nên dùng một số loại thuốc kích thích mọc rễ và tiến hành vào mùa xuân để đạt hiệu quả tốt nhất.

Với những người có ít thời gian, không có kinh nghiệm trong việc nhân giống, bạn có thể đặt mua cây cau cảnh con từ các cửa hàng bán cây giống uy tín. Việc mua cây con tuy rằng tốn kém hơn nhưng lại tốn ít công sức, giảm khả năng cây con bị chết hơn.

2. Đất trồng và Dinh dưỡng

Cau cảnh sau khi mua về bạn nên thay đất cho cây. Cây phù hợp với các loại đất giàu dinh dưỡng. Bạn nên trộn thêm ít tro trấu và xơ dừa vào trong đất vừa giúp đất giữ và thoát ẩm tốt hơn. Sau khoảng 4 – 6 tháng, bạn có thể thay đất và bón thêm phân cho cây phát triển tốt hơn. Cây cau cảnh phát triển chiều cao khá chậm nhưng bộ rễ lại lan dài nhanh. Nếu rễ cây phát triển quá dài trong quá trình thay đất bạn có thể cắt tỉa bớt rễ hoặc thay sang chậu mới lớn hơn.

Trồng cây ngoài vườn, rễ cây có thể thoải mái tìm chất dinh dưỡng để giúp cây phát triển. Tuy nhiên, trồng cây trong chậu, cây bị hạn chế phạm vi bộ rễ cũng như lượng chất dinh dưỡng có trong chậu, do đó bạn cần phải bón thêm phân hữu cơ hoặc phân NPK cho cây.

V. Cách chăm sóc cây cau cảnh

Cách chăm sóc cây cau cảnh

Vị trí đặt cây: Cau cảnh thuộc nhóm các cây ưa sáng tuy nhiên cây sẽ bị vàng lá nếu đặt dưới ánh sáng trực tiếp quá lâu tuy nhiên nó vẫn cần nhiều ánh sáng để quang hợp. Bạn nên đặt ở sân vườn, hiên nhà có mái che hay khu vực cạnh cửa sổ, ban công nơi có nhiều ánh sáng buổi sáng chiếu qua.

Nhiệt độ: Cây ưa khí hậu nóng ẩm, cực phù hợp với khí hậu ở nước ta, phát triển tốt nhất trong khoảng 18 - 28 độ C. Ở nhiệt độ cao hơn, cây vẫn sống tốt nhưng lá sẽ không xanh mướt bà đẹp bằng trong nhà, nơi vừa đủ sáng vừa đủ nhiệt.

Nước tưới: Cây cau cảnh ưa ẩm, cần nhiều nước nhưng không thích ngập úng. Bạn nên tưới nước cho cây đều đặn mỗi ngày nhưng chỉ vừa đủ làm ẩm đất, nếu phát hiện đất vẫn còn ẩm, bạn có thể tưới lại vào ngày hôm sau. Thỉnh thoảng bạn cũng nên phun sương cho lá được xanh hơn, bụi bẩn theo nước cũng được rửa trôi, giúp cây phát huy tác dụng thanh lọc không khí tốt hơn.

Sâu bệnh và cách phòng trừ: Để bảo vệ cây trước các loại sâu bệnh có hại như nấm, rệp lá và sâu bọ trú ngụ cần thường xuyên kiểm tra cây, cắt bỏ lá vàng úa, bẹ lá già khô. Khi phát hiện sâu bọ, cần nhanh chóng bắt chúng ra khỏi cây, đưa cây ra ngoài nắng và phun thuốc ngừa sâu bệnh để cải thiện sức khỏe của cây. Nếu cây bị vàng lá, kém phát triển, nguyên nhân cây bị thiếu các chất dinh dưỡng, cần bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

VI. Một số hình ảnh về cây cau cảnh

Cây cau cảnh có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau, từ hành lang, trước sân vườn cho đến đại sảnh, góc phòng làm việc. Dù bạn đặt ở vị trí nào, cây cau cảnh cũng sẽ phát huy hết nét đẹp thẩm mĩ tự nhiên của nó, làm nổi bật phong cách của chủ nhà, sáng bừng không gian dù đơn điệu nhất. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về những điều trên, hãy xem ngay những hình ảnh về cây cau cảnh được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp sau đây.

Ảnh cây cau cảnh Đài Loan

Ảnh cây cau cảnh Đài Loan

Ảnh cây cau cảnh Tiểu Trâm

Ảnh cây cau cảnh Tiểu Trâm

Ảnh cây cau cảnh thân đỏ

Ảnh cây cau cảnh thân đỏ

Ảnh cây cau Tiểu Trâm

Ảnh cây cau Tiểu Trâm

Ảnh cây cau vàng

Ảnh cây cau vàng

Ảnh chậu cây cau cảnh đẹp

Ảnh chậu cây cau cảnh đẹp

Ảnh chậu cây cau cảnh

Ảnh chậu cây cau cảnh

Ảnh vườn ươm cây cau cảnh

Ảnh vườn ươm cây cau cảnh

Cách chăm sóc cây cau cảnh luôn xanh

Cách chăm sóc cây cau cảnh luôn xanh

Cách trồng cây cau cảnh

Cách trồng cây cau cảnh

Cây cau cảnh hợp tuổi gì

Cây cau cảnh hợp tuổi gì

Cây cau cảnh hợp với mệnh nào

Cây cau cảnh hợp với mệnh nào

Cây cau cảnh nhiều kích thước

Cây cau cảnh nhiều kích thước

Cây cau Tiểu Trâm để bàn

Cây cau Tiểu Trâm để bàn

Đặc điểm của cây cau cảnh

Đặc điểm của cây cau cảnh

Hình ảnh cây cau bụi vàng

Hình ảnh cây cau bụi vàng

Hình ảnh cây cau cảnh đẹp nhất

Hình ảnh cây cau cảnh đẹp nhất

Hình ảnh cây cau cảnh đẹp

Hình ảnh cây cau cảnh đẹp

Hình ảnh cây cau cảnh trồng ngoài tự nhiên

Hình ảnh cây cau cảnh trồng ngoài tự nhiên

Hình ảnh cây cau cảnh trồng trong chậu lớn

Hình ảnh cây cau cảnh trồng trong chậu lớn

Hình ảnh cây cau cảnh trồng trong nhà

Hình ảnh cây cau cảnh trồng trong nhà

Hình ảnh cây cau vàng

Hình ảnh cây cau vàng

Hình ảnh đẹp về cây cau cảnh

Hình ảnh đẹp về cây cau cảnh

Mẫu cây cau cảnh trồng chậu đẹp

Mẫu cây cau cảnh trồng chậu đẹp

Mẫu chậu cây cau cảnh đẹp

Mẫu chậu cây cau cảnh đẹp

Tác dụng của cây cau cảnh

Tác dụng của cây cau cảnh

Trang trí phòng khách bằng cây cau cảnh

Trang trí phòng khách bằng cây cau cảnh

Vị trí đặt cây cau cảnh đẹp

Vị trí đặt cây cau cảnh đẹp

Ý nghĩa của cây cau vàng đối với phong thủy

Ý nghĩa của cây cau vàng đối với phong thủy

Ý nghĩa phong thủy của cây Trầu Bà

Ý nghĩa phong thủy của cây Trầu Bà

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới cây Cau cảnh – Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc trồng và chăm sóc một chậu cau cảnh xanh tốt. Chúc các bạn có một không gian sống như ý.

Viết bình luận