Những lý do xin nghỉ phép thuyết phục nhất

Nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi, áp lực, căng thẳng là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào người lãnh đạo cũng dễ dàng cho bạn nghỉ luôn bởi lý do bạn đưa ra không chính đáng. Vậy với những lý do nào thì người lãnh đạo cho dù khó tính nhất cũng không thể từ chối bạn? Hãy cùng KienThucVui tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những lý do xin nghỉ phép thuyết phục nhất

I. Những lý do xin nghỉ phép

1. Bị ốm

Cơ thể con người cũng có giới hạn, không thể tránh được những lúc ốm đau, bệnh tật. Hơn nữa, việc bị ốm là việc ngoài ý muốn, không phải ai cũng muốn nó đến với bản thân mình. Ngoài ra, sức khỏe không tốt sẽ khiến tiến độ cũng như chất lượng công việc bị ảnh hưởng. Do đó, nghỉ phép vì lý do bị ốm chính là lý do cấp trên không thể từ chối bạn bởi chính họ cũng hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe với công việc ra sao.

Bạn không nên quá thường xuyên áp dụng lý do này nếu bạn không thực sự bị ốm. Việc đưa ra lý do bị ốm thường xuyên khiến cấp trên nghi ngờ bạn không đủ sức khỏe để tiếp tục công việc.

2. Có lịch hẹn khám bệnh

Có lịch hẹn khám bệnh

Như đã nói ở trên, vấn đề sức khỏe là vô cùng cần thiết. Việc đi khám bệnh định kì sẽ khiến bạn theo dõi được tình trạng sức khỏe, sớm phát hiện ra những bệnh đang tiềm ẩn để nhanh chóng chữa trị. Thế nên, nếu như bạn có lịch hẹn khám bệnh định kỳ trùng với ngày làm việc, đừng ngần ngại xin nghỉ phép. Chắc chắn với lý do này, sếp sẽ đồng ý ngay tức khắc.

3. Cần giải quyết chuyện quan trọng trong gia đình

Một người có năng lực là người có thể duy trì sự cân bằng giữa công việc và gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng được như ý muốn. Những lúc như thế, bạn nên ưu tiên gia đình nên trên hết. Bởi cốt lõi của việc đi làm cũng là để lo cho gia đình. Do đó, nếu gia đình có chuyện cần giải quyết, bạn nên tạm gác công việc sang một bên và nghỉ phép nhé.

4. Có việc khẩn cấp từ gia đình

Nếu bạn có con nhỏ, nhà không có người chăm sóc, việc nghỉ làm để chăm sóc con ốm là lý do chính đáng, ngay cả khi bạn không thực sự cần phải ở nhà với chúng mọi lúc. Ngoài ra bạn cũng có thể xin nghỉ phép nếu bố mẹ hoặc vợ/chồng gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn không nên viện cớ quá nhiều về lý do này hay lôi họ hàng vào để nói dối. Hãy nhớ cần có một sự trung thực và tin tưởng để có được lý do tốt.

5. Nghỉ phép để giải tỏa căng thẳng trong công việc

Nghỉ phép để giải tỏa căng thẳng trong công việc

Sau thời gian dài làm việc, cống hiến dưới môi trường đầy áp lực hay vừa mới hoàn thành xong một sự án vô cùng quan trọng, bạn cảm thấy bản thân đã quá mệt mỏi, cần phải giải tỏa để lấy lại năng lượng. Bạn đã lên kế hoạch, sắp xếp mọi thứ chỉ cần được nghỉ là có thể xách ba lô lên và đi. Thế nhưng, bạn lại lo ngại lý do nghỉ phép để đi du lịch khó được sếp chấp nhận. Đừng lo lắng, hãy trình bày lý do bạn xin nghỉ vì muốn giải tỏa căng thẳng, lấy lại năng lượng, cân bằng lại cuộc sống để có thể tiếp tục cống hiến cho công ty.

6. Có đơn hàng quan trọng phải nhận

Với một số hàng hóa quan trọng hay cần lắp đặt đòi hỏi cần có người ở nhà để có thể nhận chúng như tủ lạnh, đồ đạc, … Những thứ bạn không thể để cạnh cửa, ngoài cổng nhưng lại không nhờ được ai để nhận giúp, hãy sử dụng dịp này để có lý do xin nghỉ làm. Đây là lý do đáng tin cậy bởi lẽ, không phải lúc nào cũng có thể giao hàng ngoài giờ hành chính.

II. Những điều cần làm để được duyệt phép

Không ia muốn làm việc với một người lười nhác, thiếu trách nhiệm với công việc được giao cũng như với đồng nghiệp xung quanh. Do đó, trước khi nghỉ phép hãy chú ý những việc sau đây.

1. Đảm bảo công việc tiến triển đúng kế hoạch

Đảm bảo công việc tiến triển đúng kế hoạch

Bạn phải xác định được phần công việc của bạn đã được hoàn thành, việc bạn nghỉ sẽ không ảnh hưởng đến những người khác. Một trong những lý do cấp trên không duyệt phép cho bạn là sợ công việc bị gián đoạn. Để tránh những sự cố phát sinh khi bạn vắng mặt, hãy trao đổi với các đồng nghiệp để họ có thể hỗ trợ cho bạn những ngày vắng mặt. Có như vậy, đơn xin nghỉ phép của bạn mới sớm được duyệt.

2. Bàn giao công việc rõ ràng

Dù có hay không có người hỗ trợ, bạn cũng nên bàn giao công việc trước khi nghỉ phép với những người có liên quan để mọi người cùng nắm bắt tình hình và hỗ trợ tốt hơn. Bàn giao công việc kỹ càng sẽ khiến kỳ nghỉ của bạn không bị làm phiền.

3. Cam kết ngày đi làm lại

Trong đơn xin nghỉ phép cần phải có ngày nghỉ và ngày đi làm, không chỉ để tính ngày phép còn để cấp trên nắm được tình hình nghỉ phép và sắp xếp nhân sự phù hợp. Thời gian nghỉ cũng không nên quá dài đồng thời hãy cố gắng đi làm lại đúng ngày như đã ghi trên đơn để tránh sự thiếu hụt nhân sự gây ra những xáo trộn không đáng có làm ảnh hưởng đễn công ty.

4. Thông báo sớm để công ty sắp xếp

Thông báo sớm để công ty sắp xếp

Nếu bạn có ý định nghỉ dài này, có kế hoạch từ trước, hãy báo trước với công ty một khoảng thời gian để cấp trên có kế hoạch phân bổ người và sắp xếp lại công việc cho phù hợp hơn.

5. Phân bổ ngày nghỉ phép hợp lý

Rất nhiều đơn xin nghỉ phép không được duyệt dẫu lý do nghe có vẻ chính đáng bởi thời gian nghỉ của bạn kéo dài hoặc thời gian giữa các kỳ nghỉ quá gần. Một năm không có nhiều ngày nghỉ phép, hãy phân bổ sao cho hợp lý nhất.

Nghỉ phép là quyền lợi mỗi cá nhân, thế nhưng không phải lúc nào quyền yêu cầu nghỉ phép của bạn cũng được phê duyệt. Do đó, hãy đưa ra những lý do xin nghỉ phép thuyết phục nhất. Chúc các bạn thành công!!!

Viết bình luận